Case Study: Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Thời gian đọc: 13 phút
Chuyển đổi sốBài viết
03/10/24 22:35:31 | Lượt xem: 896
Câu chuyện chuyển đổi số từ các thương hiệu lớn trên thế giới

Chuyển đổi số ngày nay là một trong những chủ đề lớn và được quan tâm nhất trên nhiều quốc gia. Dễ dàng nhận thấy, việc thành công trong chuyển đổi số có thể mang lại những lợi ích to lớn - định vị tổ chức của bạn cho tương lai. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày 11 case study chuyển đổi số thành công đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho bất kì doanh nghiệp nào.

Case study chuyển đổi số của Amazon Business

Là một ví dụ điển hình về kỳ vọng của 'khách hàng số' khi chuyển sang phân khúc doanh nghiệp B2B. 

Các tính năng của Amazon Business bao gồm: giao hàng miễn phí trong hai ngày đối với đơn đặt hàng từ $49 trở lên, chiết khấu giá riêng, hàng trăm triệu sản phẩm, tích hợp hệ thống mua hàng, mua hàng miễn thuế cho khách hàng tiềm năng, chia sẻ phương thức thanh toán, quy trình phê duyệt đơn đặt hàng và báo cáo đơn hàng nâng cao cùng nhiều tính năng tuyệt vời khác.

Amazon Business ra mắt vào tháng 4 năm 2015, với hơn 250 triệu sản phẩm và là một thị trường toàn diện dành cho các công ty B2B.

Case study chuyển đổi số của Audi City

Audi đã thay đổi cách thức bán xe của công ty bằng việc giới thiệu một ý tưởng phòng trưng bày sáng tạo ra mắt vào năm 2012 mang tên Audi City. Audi City mang đến một trải nghiệm thương hiệu độc đáo và cho phép khách khám phá toàn bộ danh mục các mẫu xe của Audi tại các cửa hàng ở trung tâm thành phố.

Kết quả là doanh số bán hàng đã tăng 60% so với showroom truyền thống.

Case Study chuyển đổi số của Audi
Case Study chuyển đổi số của Audi

Case study chuyển đổi số của Ford

Tái cơ cấu công ty vào đầu năm 2006, khi các khối trung tâm kinh doanh khu vực và khối công nghệ phân rẽ. Từ năm 2006 trở đi, Ford tiến lên với các mục tiêu rõ ràng hơn: đơn giản hóa dòng sản phẩm của công ty, tập trung vào dữ liệu định lượng và phương tiện chất lượng. 

Về lĩnh vực CNTT, Ford đã cắt giảm ngân sách tới 30%. Tuy nhiên, mục tiêu của họ không phải là giảm chi phí, mà là sử dụng các nguồn lực có sẵn để duy trì các hệ thống kế thừa phân mảnh và phức tạp, đồng thời giải phóng chúng để sử dụng trong việc mở rộng và đổi mới. Tất cả những biện pháp này cùng lúc đã mang lại cho Ford sự nhanh nhạy và nguồn vốn để đầu tư vào các dự án đột phá như Ford SYNC và MyFord Touch.

Case study chuyển đổi số của GE Solutions

Trang trại điện gió của GE là một hệ sinh thái năng lượng gió kết hợp các tuabin với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cung cấp nguồn năng lượng cho ngành năng lượng gió. 

Giải pháp trước đây của GE là sử dụng công nghệ Wind PowerUp, được lắp đặt cho 4.000 tổ máy và giúp cải thiện hiệu suất tuabin lên tới 5%, tăng 20% lợi nhuận cho mỗi tuabin; công nghệ Trang trại điện gió mới hứa hẹn cải thiện hiệu suất 20%, có thể giúp tạo ra giá trị ước tính lên tới 50 tỷ đô la cho ngành năng lượng.

Đọc thêm nội dung liên quan:

1. Chỉ số đo lường hiệu quả chuyển đổi số doanh nghiệp

2. Ứng dụng Airtable trong chuyển đổi số doanh nghiệp bất động sản

3. Ứng dụng Mindset, Toolset và Skillset trong chuyển đổi số

Case study chuyển đổi số của Glassdoor

Glassdoor là một trong những trang web tuyển dụng và việc làm phát triển nhanh nhất trên thế giới, được định giá khoảng 1 tỷ đô la. Với mạng lưới hơn 450.000 công ty tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 3.000 công ty đăng kí sử dụng các công cụ tuyển dụng và xây dựng thương hiệu trên Glassdoor  (hơn 55.000 tài khoản nhà tuyển dụng miễn phí).

Case Study chuyển đổi số
Case Study chuyển đổi số của Glassdoor

Glassdoor đã sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thị trường lao động ở Mỹ; nắm dữ liệu hơn 8 triệu đánh giá về các công ty, xếp hạng phê duyệt của CEO, báo cáo lương, câu hỏi và  các đánh giá phỏng vấn, đánh giá môi trường làm việc, ảnh văn phòng.... 

Trong danh mục bình chọn “Những công ty tốt nhất để làm việc” của Fortune, Glassdoor đã vượt qua 84,2%  so với  S&P 500, trong khi lượt bình chọn “Những nơi tốt nhất để làm việc” , Glassdoor vượt qua  thị trường chung 115,6%.

Case study chuyển đổi số của Lego

Sau một thời gian mở rộng (1970-1991) hoạt động kinh doanh của LEGO sa sút liên tục (1992-2004) và đến năm 2004 LEGO gần phá sản.

LEGO bắt đầu tái cấu trúc và chuyển đổi số tập trung vào các nguồn doanh thu mới đến từ phim ảnh, trò chơi di động và ứng dụng di động.

LEGO đã đạt được tỷ suất lợi nhuận EBITDA là 37,1% trong năm 2014, tăng 15% kể từ năm 2007. Năm 2014, bộ phim đầu tiên của LEGO đạt doanh thu xấp xỉ 468 triệu USD với kinh phí sản xuất chỉ 60 triệu USD.

Case study chuyển đổi số của Mccormick

Ra mắt ứng dụng FlavorPrint, một công cụ online giúp khách hàng tái hiện lại khẩu vị của mình. Người tiêu dùng sẽ bắt đầu với bộ câu đố gồm 20 câu hỏi về thói quen, sở thích và các loại thực phẩm không yêu thích. 

FlavorPrint lấy dữ liệu này và đưa ra đề xuất công thức nấu ăn dựa vào thuật toán. Công cụ được mệnh danh là “Netflix trong ngành ẩm thực” vì khả năng đề xuất các công thức nấu ăn dựa trên khẩu vị của từng người. 

FlavorPrint đã thành công đến mức McCormick tách ra thành công ty công nghệ của riêng mình mang tên Vivanda.

Case study chuyển đổi số của MCDONALD'S

Nhận thấy sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ điển hình, vào năm 2015, McDonald's đã bắt đầu lắp đặt các ki-ốt tự phục vụ, cho phép người mua có thể tùy chọn burger với các loại nhân thượng hạng. Một trong những cam kết trước đó của họ là giành chức vô địch bóng đá Super Bowl 2015. 

Câu chuyện chuyển đổi số của Mc Donald
Câu chuyện chuyển đổi số của Mc Donald

McDonald's đã sử dụng mạng xã hội để tặng các sản phẩm liên quan đến quảng cáo được phát sóng trong suốt trận đấu. 

Điều quan trọng là, McDonald's có khả năng phản hồi ngay lập tức với người tiêu dùng và chủ động theo dõi các xu hướng trên mạng xã hội trong thời gian thực. Bằng nỗ lực này, họ đã thu hút hơn 1,2 triệu lượt retweet bao gồm cả những người nổi tiếng như Taylor Swift.

Case study chuyển đổi số của Nesspero

Với mong muốn chuyển đổi số để có thêm nhiều khách hàng mới, thấu hiểu hơn về khách hàng và quản lý các quy trình mua hàng phức tạp. Trên tất cả, phải được tuân thủ theo mục tiêu rõ ràng của công ty đó là: Tạo ra trải nghiệm khách hàng hoàn hảo với cà phê. 

Các sáng kiến ​​của Netspresso được thực hiện nhờ giải pháp điện toán đám mây giúp tương tác với khách hàng hiện đại.

Giải pháp này hoạt động như một nền tảng đổi mới có khả năng xử lý toàn bộ chu kỳ mua hàng từ định giá, báo giá và đơn đặt hàng. Các sáng kiến ​​kỹ thuật số của Nespresso đã cho thấy hiệu quả rõ rệt và đem lại lợi ích  như: khả năng thâm nhập nhiều hơn vào các thị trường mới, doanh số bán hàng cao hơn và người dùng yêu mến thương hiệu hơn, năng suất bán hàng tốt hơn và tương tác nhanh nhạy với người tiêu dùng hơn...

Case study chuyển đổi số của Starbucks

Sự đổi mới của công ty chính là ra mắt ứng dụng Đặt hàng và Thanh toán trên thiết bị di động. Về cơ bản, đây là chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, vì nó giải quyết những mong muốn cơ bản của người tiêu dùng: tiện lợi, không chờ đợi đặt hàng...

Ứng dụng mang đến cho Starbucks một địa điểm hoàn hảo để bán hàng và tiếp thị tới người tiêu dùng, thu thập được một lượng lớn dữ liệu người dùng cho công ty, giúp họ hiểu rõ hơn về thói quen và mong muốn của khách hàng.

chuyển đổi số 4

Case study chuyển đổi số của DHL

Năm 2013, DHL ra mắt ứng dụng MyWays nhằm hỗ trợ và tăng tiện ích đối với khách hàng có nhu cầu chuyển phát các mặt hàng thương mại điện tử. Dự án này ra mắt nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực cộng đồng của công ty DHL.

Ứng dụng cho phép khách hàng tùy ý sắp xếp thời gian cũng như địa điểm và mức thu phí tốt nhất cho mỗi kiện hàng. Bất cứ người nào cũng có thể là “nhân viên chuyển phát” với một khoảng thu nhập kha khá vì những thông tin về kiện hàng sẽ được đăng tải lên hệ thống MyWays.

Để thực hiện chiến lược quảng bá hiệu quả cho dịch vụ này, DHL đã tích hợp thêm ứng dụng game hấp dẫn dành cho khách hàng trên website MyWay. Và chọn hãng bán lẻ Addnature (Thụy Sỹ) làm đối tác để chạy thử nghiệm mô hình MyWays tại trung tâm Đổi mới và giải pháp của công ty và nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt của cư dân Stockholm.

MyWays thu phí 10% tiền giao hàng của người dùng  để duy trì nền tảng.

Doanh nghiệp Việt Nam và những phản ứng với chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi toàn diện về cách thức vận hành của doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng và khả năng cạnh tranh.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu, được Chính phủ và các doanh nghiệp quan tâm, thúc đẩy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho chuyển đổi số.

Những phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam với chuyển đổi số

Có thể chia phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam với chuyển đổi số thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm doanh nghiệp tiên phong: Đây là nhóm doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và chủ động áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh. Nhóm doanh nghiệp này thường có quy mô lớn, nguồn lực tài chính và nhân lực dồi dào, đồng thời có tầm nhìn và tư duy đổi mới sáng tạo.
  • Nhóm doanh nghiệp tiếp cận: Đây là nhóm doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến chuyển đổi số nhưng chưa có kế hoạch cụ thể hoặc đang trong quá trình triển khai. Nhóm doanh nghiệp này thường có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
  • Nhóm doanh nghiệp thụ động: Đây là nhóm doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số hoặc chưa có kế hoạch triển khai. Nhóm doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ, quy trình kinh doanh truyền thống, chưa có nhu cầu hoặc khả năng ứng dụng công nghệ mới.

Những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi số

Có nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp Việt Nam còn chần chừ trong chuyển đổi số, bao gồm:

  • Thiếu nhận thức và tầm nhìn: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và những lợi ích mà nó mang lại.
  • Thiếu nguồn lực: Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư về tài chính, nhân lực và công nghệ. Đây là những khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Thiếu kinh nghiệm: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, dẫn đến việc triển khai gặp nhiều khó khăn và thách thức.
  • Rủi ro: Chuyển đổi số cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như rủi ro về bảo mật, rủi ro về thay đổi quy trình, rủi ro về chi phí

Năm nay, thậm chí là vài năm tới, suy thoái hoặc biến động thị trường vĩ mô có thể tác động đến quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù hiện tại là một giai đoạn khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi và phát triển. Doanh nghiệp nên tận dụng thời gian này để triển khai chuyển đổi số, nâng cao khả năng cạnh tranh và chuẩn bị cho sự phục hồi kinh tế. 

Câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp nên nằm chờ cơn giông qua đi hay chấp nhận khiêu vũ dưới mưa? Nếu bạn chấp nhận thay đổi, hãy để SlimCRM là người đồng hành cùng bạn đi đến hết cơn giông!

Xem thêm các Case Study ứng dụng SLimCRM thành công tại đây!

SlimCRM - Công cụ hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp

  • Tạo ra môi trường làm việc online ổn định
  • Số hóa toàn bộ dữ liệu kinh doanh
  • Điều hành doanh nghiệp từ xa
  • Tăng năng suất làm việc cá nhân và nhóm
  • Hợp lý các dự án, quy trình kinh doanh, nhóm cộng tác
SlimCRM - phần mềm quản lý