Bạn đang hoang mang giữa một rừng CRM tên tuổi như Bitrix24, Salesforce, Zoho…và các giải pháp quản trị trong nước? Bạn không biết nên sử dụng giải pháp nào cho doanh nghiệp? Để giúp quá trình tìm kiếm của bạn dễ dàng hơn, Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về các tính năng của Bitrix24, ưu và nhược điểm của phần mềm này. Đồng thời, chúng tôi sẽ trả lời cho bạn câu hỏi Bitrix24 phù hợp với doanh nghiệp nào?
Bitrix24 là gì?
Bitrix24 tiền thân là giải pháp Bitrix Intranet Portal được xây dựng dựa trên công nghệ web Bitrix Site Manager của công ty Bitrix, một công ty được thành lập từ năm 1998 tại Nga. Từ năm 2012, để tận dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật của Nga và tri thức quản lý của Hoa Kỳ, tổng công ty Bitrix tại Nga tách và thành lập công ty Bitrix24 tại Hoa Kỳ và bắt đầu cải tiến sản phẩm Bitrix Intranet Portal phù hợp với thị trường toàn cầu và đổi tên thành Bitrix24. Từ đó đến nay đã có hơn 7.000.000 doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới đã sử dụng phần mềm CRM Bitrix24 (số liệu hãng Bitrix24 thống kê tính tới năm 2020) cho quản lý doanh nghiệp.
Đến nay, Phần mềm Bitrix24 được biết đến là giải pháp tổng quản lý hiệu quả, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với phần mềm này, người dùng có thể quản lý được những trao đổi nội bộ, dữ liệu, quản trị quan hệ khách hàng hay Marketing. Ngoài ra, thông qua Bitrix24, các nhà quản lý còn có thể dễ dàng giao việc đến từng cá nhân trong doanh nghiệp của mình.
Đọc thêm: Top 13 phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ toàn diện nhất
Các tính năng của Bitrix24
Bitrix24 được biết đến là một trong những phần mềm CRM cung cấp nhiều tính năng như: quản lý bán hàng, quản lý truyền thông, quản lý công việc, dự án,… giúp điều hành doanh nghiệp của bạn hiệu quả.
Tuy nhiên, trong bài viết này thay vì đưa tin về tất cả, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những tính năng nổi bật nhất của Bitrix24, để đảm bảo bạn không bị hoang mang giữa hàng loạt tính năng của Bitrix24,
Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Bitrix24
- Quản lý trong phạm vị nội bộ doanh nghiệp thông qua các tác vụ: giao việc, theo dõi lịch trình làm việc, quản lý Email và hòm thư điện tử,…
- Quản trị mối quan hệ khách hàng, báo cáo, phễu bán hàng, quyền truy cập và hóa đơn chi tiết.
- Quản lý hiệu quả bộ phận Marketing, hệ thống Email Automation, tự động hóa marketing.
- Quyền kiểm soát, truy cập và quản lý tài khoản.
- Quản lý biểu mẫu, giám sát doanh số (KPI) hiệu quả.
- Đối với dự án: Thiết lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi, tạo đề xuất đối với mỗi dự án.
- Đối với bộ phận nhân sự: Quản lý chấm công, quản lý đào tạo, báo cáo sử dụng,…
- Dễ dàng tùy chỉnh sơ đồ Kanban.
- Dễ dàng sử dụng thông qua nền tảng web hoặc tải app, không cần cài đặt.
>> Đọc thêm:
Top 20 phần mềm quản lý công việc online hiệu quả nhất cho người Việt!
9 phần mềm quản lý sales tốt nhất 2023 giúp chốt nhanh giao dịch!
Chi phí triển khai
Hiện nay phần mềm Bitrix24 có thể triển khai phiên bản đám mây (Cloud) và tự lưu trữ (On-Premise). Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tải app hoặc sử dụng phiên bản trên web của Bitrix24.
Có 4 gói sử dụng Bitrix24, doanh nghiệp có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, cụ thể:
- Gói Basic (cơ bản), chi phí 61$/ 1 tháng: 5 người dùng; Bộ nhớ trực tuyến 24gb.
- Gói Standard (tiêu chuẩn), chi phí 124$/1 tháng: 50 người dùng; 100gb Bộ nhớ trực tuyến.
- Gói Professional (chuyên nghiệp), chi phí 249$/ 1 tháng: 100 người dùng; 1024 gb bộ nhớ trực tuyến.
- Gói Enterprise (doanh nghiệp) chi phí 249$/ 1 tháng: 250 người dùng; 3TB bộ nhớ trực tuyến.
Ưu điểm của Bitrix24
- Được trang bị hơn 35 công cụ kinh doanh phong phú, tích hợp trên cùng 1 hệ thống
- Không phát sinh chi phí cho mỗi người dùng
- Tích hợp biểu đồ Gannt và bảng Kanban giúp người dùng dễ dàng theo dõi tiến độ công việc, phân loại công việc theo độ ưu tiên
- Được trang bị trên các ứng dụng di động iOS + Android
- Cung cấp bộ nhớ miễn phí để quản lý tài liệu
Nhược điểm của Bitrix24
- Bộ phận hỗ trợ giải quyết còn chậm chạp
- Các tính năng được trang bị nhiều khiến người dùng khó kiểm soát, không khai thác được hết tính năng
- Phần mềm Bitrix24 không cung cấp thêm tính năng về tài chính
- Điều này có thể khiến chủ doanh nghiệp không có được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của mình, bao gồm các chỉ số tài chính quan trọng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... Do đó, có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dẫn đến tình trạng thất thoát tài chính, không kiểm soát được dòng tiền,...
- Doanh nghiệp sẽ cần sử dụng thêm các phần mềm hoặc công cụ khác để quản lý tài chính, dẫn đến tốn thêm chi phí và thời gian.
- Phần mềm Bitrix24 không tích hợp hóa đơn điện tử:
- Dẫn đến việc lưu trữ và quản lý hóa đơn giấy cũng gặp nhiều khó khăn. Hóa đơn giấy dễ bị thất lạc, hư hỏng,... Điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lưu trữ hồ sơ, truy xuất thông tin hóa đơn khi cần thiết.
- Khi không sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần phải tự lập hóa đơn giấy theo quy định của pháp luật. Việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có nhiều giao dịch phát sinh.
- Bên cạnh đó, các trường thông tin cũng chưa được “Việt hóa” để phù hợp, điển hình như trường thông tin “Tiểu bang” là quá dư thừa, chưa thực sự được tối ưu cho người dùng Việt. Giao diện màn hình hệ thống và cách sắp xếp các menu chức năng quan trọng cũng chưa thực sự khoa học, gây khó khăn đáng kể cho người dùng trong quá trình làm quen và sử dụng.
- Chi phí triển khai Bitrix24 có thể nói là tương đối cao so với mặt bằng chung các giải pháp CRM trong nước. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm giải pháp quản trị khác thay thế với giá cả phải chăng mà vẫn phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
Bitrix24 phù hợp với doanh nghiệp nào?
- Bitrix24 phù hợp với doanh nghiệp nào?
- Quy mô: doanh nghiệp vừa và lớn, có tiềm lực vốn mạnh, quy trình phức tạp
- Mục đích sử dụng: quản lý công việc, marketing
- Loại hình kinh doanh: B2C (Spa, Bất động sản)
- Bitrix24 không phù hợp với doanh nghiệp nào?
- Doanh nghiệp: Startup/doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Doanh nghiệp có quy trình sản xuất và kinh doanh đặc thù (nhất là doanh nghiệp sản xuất), cần tính năng chuyên sâu cho từng nghiệp vụ.
- Liệu Bitrix24 có còn phù hợp với doanh nghiệp năm 2024?
- Từ những thông tin trên, có thẻ thấy tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu, đặc điểm quy trình để đánh giá mức độ phù hợp của Bitrix với doanh nghiệp của bạn. Và như đã đề cập trước đó, Bitrix24 sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi ứng dụng cho.doanh nghiệp vừa và lớn, có tiềm lực vốn mạnh, quy trình phức tạp, mục đích sử dụng: quản lý công việc, marketing.
>> Bạn đang hoang mang giữa một rừng CRM tên tuổi như Bitrix24, Salesforce, Zoho…và các giải pháp quản trị trong nước? Bạn cần biết thêm thông tin giúp bạn nhìn thấy rõ những điểm mạnh và hạn chế của các giải pháp thay thế hiện tại. Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây, chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn trải nghiệm miễn phí phần mềm SlimCRM, mà còn đề xuất giải pháp tối ưu nhất để chuẩn hóa doanh nghiệp của bạn. Hãy để SlimCRM đồng hành cùng bạn trên hành trình tối ưu hóa doanh nghiệp và đạt được thành công bền vững.
Đọc thêm: Review 15 phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp nhiều nhất hiện nay!
Giải pháp thay thế cho Bitrix24 tốt nhất!
Mặc dù là phần mềm “sinh sau đẻ muộn” nhưng SlimCRM là một trong những phần mềm CRM nổi bật giúp tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. SlimCRM tổng hợp những ưu điểm xuất sắc từ cả phần mềm nội địa và quốc tế. Với giao diện hiện đại, SlimCRM mang lại trải nghiệm quản trị và bán hàng hiệu quả mà không đòi hỏi sự đầu tư lớn về chi phí hoặc thời gian triển khai.
Một điểm đặc biệt của SlimCRM là giao diện trực quan và hấp dẫn, kèm theo bảng điều khiển phong phú được cập nhật theo thời gian thực. Hệ thống menu chức năng được tổ chức một cách khoa học và nhất quán, giúp người dùng dễ dàng tự tìm hiểu mà không cần mất thời gian đào tạo, đây cũng là điều không phải tất cả các hệ thống phức tạp khác đều có thể cung cấp.
Tại sao nói SlimCRM phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ?
SlimCRM được thiết để giải quyết những thách thức mà chủ doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể gặp phải trong quá trình số hóa hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, cụ thể là:
- Hạn chế về tài chính nên không dám đầu tư công nghệ tốn kém
=> SlimCRM cung cấp giải pháp với chi phí “hat rẻ” mà đầy đủ tính năng ở cả 4 khía cạnh: khách hàng / công việc / tài chính / nhân sự
- Nhân sự mỏng nên không có người thực thi và vận hành
=>SlimCRM giúp tự động hóa quy trình làm việc
- Hổng kiến thức quản trị nên phải tự mày mò tốn nhiều thời gian
=> SlimCRM cung cấp các tính năng đơn giản, dễ hiểu
- Thiếu mục tiêu dẫn đến nhân viên không biết phải làm gì.
=> Công cụ quản trị mục tiêu OKR của SlimCRM dễ dàng giải quyết vấn đề này
- Thiếu kế hoạch dẫn đến mọi người không biết ai đang làm gì cả.
=> Công cụ quản lý công việc của SlimCRM sẽ giải quyết “gọn lẹ” vấn đề trên
- Thiếu quy trình dẫn đến mọi người làm việc không đầu không đuôi
=> SlimCRM đã tích hợp sẵn quy trình chuẩn quốc tế, ứng dụng đa ngành
- Chủ doanh nghiệp nhỏ làm việc “full-stack” nhưng vẫn thiếu công cụ để nắm rõ tất cả các khía cạnh của công ty
=> Dashboard trực quan cung cấp thông tin tài chính, bán hàng, công việc, marketing trên một màn hình duy nhất; cơ chế phân quyền, giao việc, tiết kiệm tối đa thời gian.
SlimCRM áp dụng trong thực tế như thế nào?
Các tính năng được thiết kế trong SlimCRM đảm bảo giải quyết các nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, chẳng hạn như trong quy trình bán hàng:
- Trước khi bán: SlimCRM giúp tự động thu thập và phân chia dữ liệu khách hàng tiềm năng.
- Trong quá trình bán: Dựa trên thông tin đó, nhân viên bán hàng có thể thực hiện cuộc gọi từ tổng đài ảo, gửi Email/SMS để nuôi dưỡng khách hàng, theo dõi quy trình bán hàng để dự báo và tạo báo giá/hợp đồng chuyên nghiệp. Tất cả đều được hỗ trợ tự động.
- Sau khi bán: Gửi Email/SMS chứa thông tin hữu ích và chương trình khuyến mãi, gửi các biểu mẫu khảo sát để duy trì quan hệ với khách hàng và tạo thêm nhiều khách hàng thân thiết
Ngoài ra, SlimCRM cũng cung cấp nhiều tính năng phục vụ bộ phận backoffice trong doanh nghiệp: tuyển dụng, kế toán,...
Phần mềm CRM trên thị trường hiện nay rất nhiều tuy nhiên để chọn đúng giải pháp không phải chuyện dễ. Đặc biệt với SMEs, chúng ta không có nhiều thời gian và nguồn lực để thử - thất bại rồi lại thử. Tóm lại, để đánh giá được thực sự phần mềm có phù hợp với quy trình làm việc cũng như giải quyết/cải thiện được vấn đề của doanh nghiệp hay không thì bạn phải trải nghiệm trực tiếp mới có thể kết luận được. Mời bạn dùng thử SlimCRM miễn phí tại đây!
Trên đây là bài viết “Bitrix24 là gì? Bitrix24 có còn phù hợp với doanh nghiệp năm 2024?”. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn. Đừng quên ủng hộ đội ngũ SlimCRM bằng cách theo dõi và chia sẻ những bài viết khác nhé