Xây dựng lợi thế cạnh tranh: Mục tiêu tối thượng của quản trị chiến lược

Thời gian đọc: 17 phút
Quản trịBài viết
15/09/24 18:07:29 | Lượt xem: 1090
Lợi thế cạnh tranh

Trong quản trị chiến lược, mục tiêu tối thượng chính là xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh. Tại sao tôi khẳng định như vậy, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Hiểu đơn giản,  lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) là những hoạt động mà công ty bạn làm tốt hơn hẳn so với các công ty khác, hoặc là nguồn lực mà công ty khác ao ước có được. Và Quản trị chiến lược (strategic management) chính là nghệ thuật giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững đó. 

Để có được lợi thế cạnh tranh bền vững, công ty cần phải làm được hai điều. Thứ nhất, công ty cần thích nghi liên tục với những thay đổi của thị trường, chẳng hạn như xu hướng công nghệ mới hoặc sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mạnh. Thứ hai, công ty cần phải xây dựng những chiến lược thông minh, chẳng hạn như cải tiến sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, hay mở rộng sang thị trường mới.

Tôi lấy ví dụ, một cửa hàng bán bánh mì pate muốn cạnh tranh được với các cửa hàng khác thì cần phải có ưu thế riêng. Ưu thế này có thể là pate được làm theo công thức gia truyền, bánh mì luôn nóng giòn, hoặc giá cả hợp lý. Để duy trì được lợi thế này, cửa hàng cần phải luôn chú ý đến chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến công thức và quy trình làm bánh, đồng thời lắng nghe phản hồi của khách hàng để phục vụ tốt hơn.

Lợi thế cạnh tranh là gì?
Lợi thế cạnh tranh là gì?

Ví dụ về lợi thế cạnh tranh

Ví dụ về lợi thế cạnh tranh của Apple

Hệ sinh thái Apple: Apple đã tạo ra một hệ sinh thái độc đáo gồm phần cứng, phần mềm và dịch vụ liền mạch, mang đến trải nghiệm người dùng mượt mà và tiện lợi. Hệ sinh thái này bao gồm:

  • Thiết bị phần cứng: iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, AirPods,...
  • Hệ điều hành: iOS
  • Dịch vụ: App Store, Apple Music, iCloud, Apple TV+, Apple Pay,...

Hệ sinh thái này khiến người dùng khó chuyển sang sử dụng sản phẩm của các hãng khác vì họ đã quen với trải nghiệm liền mạch và các dịch vụ tích hợp sẵn.

2. Thiết kế: Apple nổi tiếng với thiết kế sản phẩm cao cấp, sang trọng và tinh tế. Các sản phẩm của Apple thường có độ hoàn thiện cao, sử dụng vật liệu cao cấp và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ.

3. Khả năng đổi mới: Apple luôn dẫn đầu trong việc đổi mới và sáng tạo. Họ liên tục tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tiên phong trong các lĩnh vực như công nghệ di động, máy tính cá nhân, trí tuệ nhân tạo,...Ví dụ: Siri là trợ lý ảo thông minh được tích hợp trên iPhone và iPad. Siri giúp người dùng thực hiện các tác vụ như gọi điện thoại, nhắn tin, đặt lịch hẹn và tìm kiếm thông tin.

4. Thương hiệu mạnh: Apple là một trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới. Tên thương hiệu Apple gắn liền với sự sang trọng, sáng tạo, tân tiến và chất lượng cao.

5. Dịch vụ khách hàng: Apple cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo.

6. Lòng trung thành của khách hàng: Apple có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao. Người dùng Apple thường gắn bó với thương hiệu và sẵn sàng mua các sản phẩm mới của Apple.

7. Hệ thống bán lẻ: Apple sở hữu hệ thống cửa hàng bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến rộng khắp thế giới. Các cửa hàng Apple được thiết kế hiện đại, sang trọng và mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng.

8. Giá cả: Apple thường có mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, giá cao đi kèm với chất lượng cao và trải nghiệm cao cấp.

Ví dụ về lợi thế cạnh tranh của Apple
Ví dụ về lợi thế cạnh tranh của Apple

Ví dụ lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

1. Hệ thống trang trại bò sữa: Vinamilk sở hữu hệ thống trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam với hơn 140.000 con bò sữa. Hệ thống trang trại này giúp Vinamilk đảm bảo nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao, ổn định và tự chủ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Thương hiệu mạnh: Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam với gần 50%  thị phần trong nước. Thương hiệu Vinamilk được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng bởi chất lượng sản phẩm cao và uy tín lâu năm.

3. Đa dạng hóa sản phẩm: Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, từ trẻ em đến người lớn. Vinamilk có hơn 200 sản phẩm thuộc các dòng sữa nước, sữa bột, sữa chua, phô mai,...

4. Năng lực nghiên cứu và phát triển: Vinamilk có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và phát triển (R&D) giàu kinh nghiệm, luôn nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

5. Hệ thống phân phối rộng khắp: Vinamilk có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, bao gồm hơn 250.000 điểm bán hàng. Hệ thống phân phối này giúp Vinamilk đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

6. Chiến lược marketing hiệu quả: Vinamilk thường xuyên thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả để quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến người tiêu dùng.

7. Hoạt động xã hội tích cực: Vinamilk thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như: chương trình sữa học đường, hỗ trợ trẻ em nghèo, người già neo đơn,...

Trung tâm cấp truyền phôi phát triển bởi Vinamilk
Trung tâm cấp truyền phôi phát triển bởi Vinamilk

Xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách nào?

Có ba chiến lược chính mà doanh nghiệp thường dùng để xây dựng lợi thế cạnh tranh:

Giá thấp nhất (Lowest Price)

Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với mức giá thấp nhất thị trường. Giống như cửa hàng bánh mì pate giá rẻ, chiến lược này thu hút khách hàng nhạy bén với giá cả. Tuy nhiên, giảm giá quá nhiều có thể khiến lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng.

Khác biệt hóa (Differentiation)

Chiến lược khác biệt hóa tập trung vào việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật hơn so với đối thủ. Nổi bật có thể là về chất lượng, dịch vụ khách hàng hoặc các tính năng đặc biệt. Ví dụ, một hãng điện thoại có thể tạo ra smartphone với camera chụp đêm cực đỉnh, thu hút những người đam mê nhiếp ảnh. Chiến lược này giúp công ty duy trì hoặc gia tăng lợi nhuận nhờ vào sản phẩm độc đáo.

Chuyên môn hóa (Specialization)

Nghĩa là tập trung cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt cho một nhóm khách hàng cụ thể.  Ví dụ, thay vì bán tất cả các loại bánh, một tiệm bánh có thể chuyên bán các loại bánh dành cho người ăn kiêng, thu hút những khách hàng quan tâm đến sức khỏe. Chiến lược này giúp công ty trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, thu hút sự tin tưởng của khách hàng.

Mỗi chiến lược đều có ưu nhược điểm riêng. Chọn chiến lược nào phụ thuộc vào sản phẩm, thị trường, và đối thủ của công ty.

Cách thức xây dựng lợi thế cạnh tranh
Cách thức xây dựng lợi thế cạnh tranh

Lợi ích của lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh bền vững mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty.

  • Thứ nhất, công ty sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nhờ sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn, hoặc giá cả hợp lý hơn.
  • Thứ hai, điều này sẽ giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Cuối cùng, lợi thế cạnh tranh còn giúp xây dựng uy tín cho thương hiệu, thu hút các nhà đầu tư và đối tác tiềm năng.

Chiến lược để xây dựng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Để tận dụng được lợi thế cạnh tranh, công ty cần biết điều gì khiến họ khác biệt so với các đối thủ, sau đó tập trung thông điệp, dịch vụ và sản phẩm của mình dựa trên sự khác biệt đó.

Dưới đây là một số chiến lược thường được sử dụng:

  1. Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường giúp công ty xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, từ đó định hướng xây dựng lợi thế cạnh tranh hiệu quả nhất.
  2. Xác định điểm mạnh: Bằng cách đánh giá sản phẩm, dịch vụ, tính năng, định vị thương hiệu và thương hiệu tổng thể, công ty có thể tìm ra những điểm mạnh độc đáo của mình, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh.
  3. Đánh giá tình hình tài chính: Xem xét các báo cáo và các chỉ số tài chính, công ty có thể phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, xác định mảng nào đang có lãi và những lĩnh vực nào ổn định. Điều này giúp họ đưa ra chiến lược tài chính phù hợp để xây dựng lợi thế cạnh tranh.
  4. Rà soát hoạt động: Hoạt động của công ty có hiệu quả không? Chỗ nào đang hoạt động tốt và chỗ nào cần cải thiện?  Lưu ý đánh giá cả dịch vụ khách hàng, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
  5. Xem xét nguồn nhân lực: Nhân tài mà công ty thu hút được đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Đánh giá văn hóa công ty, quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự sẽ giúp công ty xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược xây dựng lợi thế cạnh tranh
Chiến lược xây dựng lợi thế cạnh tranh

Sự khác biệt giữa lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) và lợi thế so sánh (Comparative Advantage)

  • Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage): Là khả năng sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn, độc đáo hơn hoặc giá cả hợp lý hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh giúp công ty thu hút nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Lợi thế so sánh (Comparative Advantage): Là khả năng sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ với chi phí thấp hơn so với các đối thủ. Điều này cho phép công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thành thấp hơn, thu hút khách hàng.

Lưu ý: Điểm khác biệt quan trọng là lợi thế cạnh tranh tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt hơn, còn lợi thế so sánh tập trung vào việc tiết kiệm chi phí.

Ví dụ: Một thương hiệu điện thoại có thể có lợi thế cạnh tranh vì điện thoại của họ có camera chụp hình đẹp nhất thị trường. Mặt khác, một công ty sản xuất giày khác có thể có lợi thế so sánh vì họ đặt nhà máy ở Việt Nam, nơi chi phí nhân công thấp hơn.

Trong thương mại quốc tế, lợi thế so sánh được xác định dựa trên chi phí cơ hội. Ví dụ, như Amazon, họ có lợi thế so sánh nhờ quy mô khổng lồ và hệ thống vận hành hiệu quả, giúp họ bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ bán lẻ khác.

Nâng cao lợi thế cạnh tranh với đòn bẩy công nghệ

Công nghệ đang thay đổi thế giới với tốc độ chóng mặt, và các doanh nghiệp cần phải thích nghi để bắt kịp và vượt lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Áp dụng công nghệ hiệu quả có thể mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh một cách đáng kể.

Có nhiều cách để doanh nghiệp áp dụng công nghệ, tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp, ví dụ như ứng dụng tự động hóa marketing, phần mềm quản lý doanh nghiệp, CRM, thương mại điện tử, Big Data và AI để cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng…

SlimCRM là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. SlimCRM giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình bán hàng, marketing và chăm sóc khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng.

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM: Đơn giản - Giá rẻ - Hiệu quả

  1. Đơn giản và tinh gọn:
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
  • Tối ưu hóa đến từng click chuột và từng dòng text, giúp thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
  • Doanh nghiệp dễ dàng triển khai và sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.
Giao diện trực quan, đơn giản
Giao diện trực quan, đơn giản
  1. Marketing Automation đột phá: Phần mềm Marketing Automation đơn giản nhất trên thị trường giúp doanh nghiệp tự động hóa các chiến dịch marketing hiệu quả. Dễ dàng học và ứng dụng chỉ trong vòng 1 tiếng, phù hợp với cả nhân viên sales và marketing.
Phần mềm Marketing Automation đơn giản nhất thị trường
Phần mềm Marketing Automation đơn giản nhất thị trường
  1.  Giá rẻ và nhiều tính năng:
  • Cung cấp nhiều gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mọi doanh nghiệp. Chi phí thấp nhất thị trường nhưng đầy đủ mọi tính năng theo chuẩn quốc tế.
  • Bao quát 4 khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp: Khách hàng - Tài chính - Nhân sự - Quy trình nội bộ.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật dữ liệu và khả năng mở rộng.

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM về tính năng

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM về giả cả

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM về tính năng

  1. Đội ngũ chuyên gia tư vấn hàng đầu: Nhân sự có chuyên môn cao về quản trị và hiểu sâu, bám sát nghiệp vụ của doanh nghiệp

Đăng ký dùng thử miễn phí hoặc đặt lịch hẹn demo để được tư vấn và báo giá chi tiết!

FAQs về lợi thế cạnh tranh

Làm sao biết một công ty có lợi thế cạnh tranh không?

Một công ty có lợi thế cạnh tranh nếu họ có thể gia tăng thị phần nhờ cải thiện hiệu quả hoạt động hoặc năng suất lao động. Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô có thể giảm giá thành sản phẩm nhờ tự động hóa quy trình sản xuất, qua đó bán được nhiều xe hơn các đối thủ.

Làm thế nào để gia tăng lợi thế cạnh tranh?

Lợi thế cạnh tranh bền vững là lợi thế mà các đối thủ khó có thể bắt chước hoặc sao chép được. Nhà đầu tư Warren Buffet gọi những lợi thế cạnh tranh bền vững này là "hào kinh tế" - một thứ "hào" vô hình mà công ty xây dựng xung quanh mình để bảo vệ lợi thế cạnh tranh.

Vậy các công ty có thể xây dựng "hào kinh tế" như thế nào?

  • Củng cố thương hiệu: Một thương hiệu mạnh sẽ khiến khách hàng tin tưởng và trung thành hơn.
  • Tạo ra rào cản gia nhập thị trường cho các đối thủ mới: Ví dụ, một công ty dược có thể có bằng sáng chế cho một loại thuốc độc quyền, khiến các đối thủ khó sản xuất thuốc cạnh tranh.
  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ: Các sáng chế, bản quyền và thương hiệu giúp bảo vệ những ý tưởng và sản phẩm độc đáo của công ty.

Tại sao các công ty lớn thường có lợi thế cạnh tranh?

Các công ty lớn thường có lợi thế về quy mô. Lợi thế quy mô về cung ứng thường liên quan đến việc mua hàng với số lượng lớn để giảm giá thành. Ví dụ, một chuỗi siêu thị lớn có thể mua thực phẩm với giá rẻ hơn các cửa hàng nhỏ lẻ nhờ lợi thế về quy mô.

Ngoài ra, còn có lợi thế về quy mô trên khía cạnh nhu cầu, thường được gọi là "hiệu ứng mạng lưới". Hiệu ứng này xảy ra khi giá trị của một dịch vụ tăng lên đối với tất cả người dùng khi có thêm nhiều người dùng mới tham gia. Ví dụ, Facebook trở nên có giá trị hơn đối với mỗi người dùng khi có thêm nhiều người khác tham gia Facebook. Điều này có thể dẫn đến tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" trong ngành, khi một công ty thống trị thị trường.

 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý