Milestone là gì? Ứng dụng milestone trong quản lý dự án ra sao?

Thời gian đọc: 9 phút
Quản trịBài viết
22/04/24 14:07:07 | Lượt xem: 416
Milestone trong quản lý dự án

Milestone trong quản lý dự án là những cột mốc quan trọng, thể hiện thành tựu lớn, sự kiện then chốt hoặc việc hoàn thành các sản phẩm đầu ra (deliverables) trong tiến độ của dự án. Là một Project Manager, bạn cần hiểu milestone và cách sử dụng chúng để theo dõi hiệu suất. Cùng tìm hiểu sâu hơn về Project Milestone qua bài viết sau bạn nhé!

Định nghĩa Milestone trong quản lý dự án

Milestone hay cột mốc là một thời điểm cụ thể trong vòng đời của dự án, được dùng để đánh giá tiến độ đạt được so với mục tiêu cuối cùng. Trong quản lý dự án, cột mốc đóng vai trò như những biển báo hiệu, đánh dấu các sự kiện quan trọng như:

  • Bắt đầu hoặc kết thúc dự án
  • Kiểm tra và thu thập ý kiến từ bên ngoài
  • Kiểm soát ngân sách
  • Bàn giao các giao phẩm/đầu ra (deliverables) quan trọng
Milestone trong quản lý dự án là gì?
Milestone trong quản lý dự án là gì?

Tải ngay: 12 mẫu excel quản lý dự án chuẩn quốc tế

Tầm quan trọng của Milestone trong quản lý dự án?

Project Milestone giúp ước tính chính xác hơn thời gian hoàn thành dự án bằng cách đánh dấu các ngày và sự kiện quan trọng. Đây là lý do milestone trở thành yếu tố thiết yếu cho việc lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án. Do tính linh hoạt, milestone là thành phần quan trọng của các tài liệu dự án như Project Schedule, Project Charter và Project Plan.

Một số lợi ích của Milestone trong quản lý dự án:

1. Ước tính thời gian chính xác hơn

Milestone giúp chia nhỏ dự án thành những giai đoạn cụ thể, từ đó dễ dàng ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành từng giai đoạn và toàn bộ dự án. Việc phân chia này giúp dự án được tiến hành một cách có hệ thống, tránh tình trạng phát sinh chi phí hay thời gian.

2. Lập kế hoạch và quản lý tiến độ hiệu quả

Project Milestone cung cấp thông tin quan trọng để lập kế hoạch và quản lý tiến độ dự án một cách chi tiết và chính xác. Nhờ đó, bạn có thể xác định được các mốc thời gian quan trọng, phân bổ nguồn lực hợp lý và theo dõi tiến độ dự án một cách hiệu quả. Thông thường, Milestone sẽ kết hợp thêm với các phương pháp quản lý dự án khác như Đường Găng (CPM) hoặc biểu đồ Gantt.

3. Tăng cường khả năng kiểm soát

Milestone trong quản lý dự án giúp bạn theo dõi tiến độ dự án sát sao, từ đó dễ dàng phát hiện ra những sai lệch hoặc rủi ro tiềm ẩn. Mục đích là đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ và mục tiêu.

4. Giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan

Sự thật là các bên liên quan (chẳng hạn như khách hàng, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty)  ít quan tâm đến báo cáo chi tiết, phức tạp về tiến độ dự án. Họ muốn những thông tin tổng quan cho biết dự án có đang đi đúng tiến độ hay không. Biểu đồ Milestone  là báo cáo lý tưởng vì nó hiển thị các giai đoạn chính đã hoàn thành cho đến thời điểm hiện tại của dự án, theo kế hoạch. 

5. Nâng cao động lực cho nhóm dự án

Các cột mốc giúp chia nhỏ dự án thành những mục tiêu nhỏ hơn, dễ dàng đạt được hơn. Việc hoàn thành từng cột mốc sẽ mang lại cho nhóm dự án cảm giác thành công và động lực để tiếp tục nỗ lực hoàn thành dự án.

Lợi ích của Milestone trong quản lý dự án
Lợi ích của Milestone trong quản lý dự án

Tải ngay: 10 mẫu báo cáo dự án mới nhất 2024

Ví dụ về Project Milestone

Mặc dù sản phẩm cuối cùng của dự án chắc chắn là một dấu mốc quan trọng, nhưng còn nhiều milestone khác giúp bạn tiến tới mục tiêu cuối cùng một cách suôn sẻ. Dưới đây là một số ví dụ về milestone trong quản lý dự án:

  • Ngày bắt đầu và kết thúc của các giai đoạn dự án: Mỗi giai đoạn dự án (ví dụ: lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra) nên có ngày bắt đầu và kết thúc rõ ràng, đây là những cột mốc quan trọng.
  • Thẩm duyệt từ các bên liên quan cho phép bạn chuyển sang giai đoạn tiếp theo: Việc nhận được sự chấp thuận từ các bên liên quan (chẳng hạn như khách hàng, nhà đầu tư) cho phép dự án đi đến giai đoạn tiếp theo là một cột mốc quan trọng.
  • Các sản phẩm chính, cuộc họp hoặc sự kiện quan trọng: Hoàn thành deliverables quan trọng, tổ chức các cuộc họp then chốt hoặc tham gia các sự kiện quan trọng của dự án đều là những cột mốc đáng lưu ý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Milestone (cột mốc) trong dự án, SlimCRM sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể theo từng lĩnh vực:

Ví dụ về milestone trong quản lý dự án xây dựng nhà ở:

  • Hoàn thành thi công phần móng
  • Lắp đặt hệ thống khung nhà
  • Hoàn thiện phần thô
  • Hoàn thiện nội thất
  • Nghiệm thu và bàn giao công trình

Đọc thêm: Quản Lý Dự Án Xây Dựng: Phương Pháp, Hình Thức, Quy Trình

Ví dụ về milestone trong quản lý dự án phần mềm:

  • Hoàn thành việc viết mã cho từng module chức năng chính.
  • Hoàn thành việc thử nghiệm đơn vị cho từng module.
  • Hoàn thành việc thử nghiệm tích hợp tất cả các module.
  • Ra mắt phiên bản beta cho người dùng thử nghiệm.
  • Chính thức phát hành phiên bản phần mềm hoàn chỉnh.

Đọc thêm: Quản Lý Dự Án Phần Mềm Là Gì? Hướng Dẫn Cơ Bản Từ A-Z

Milestone và các giai đoạn của dự án

Milestones đóng vai trò phân chia dự án thành các giai đoạn riêng biệt. Ví dụ điển hình, việc ra mắt sản phẩm là một cột mốc quan trọng. Các giai đoạn khác nhau có thể được tách ra bởi một hoặc nhiều sự kiện then chốt, chẳng hạn như nhận được phê duyệt thiết kế cuối cùng cho sản phẩm hoặc sản phẩm đến kho để vận chuyển. Theo vòng đời của dự án, milestone trong  quản lý dự án nên đánh dấu bốn giai đoạn chính: khởi tạo, lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc dự án.

Tham khảo: Quy trình quản lý dự án chuẩn quốc tế

Quản lý các cột mốc dự án đơn giản hơn với SlimCRM

SlimCRM là phần mềm quản lý dự án mạnh mẽ, giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lý các cột mốc dự án một cách hiệu quả. Với SlimCRM, bạn có thể:

  • Lập kế hoạch và theo dõi tiến độ: Tạo danh sách cột mốc, phân công nhiệm vụ cho thành viên nhóm theo WBS, và theo dõi tiến độ hoàn thành từng cột mốc một cách trực quan dưới dạng sơ đồ Gantt.
  • Cài đặt thông báo: Nhận thông báo khi các cột mốc sắp đến hạn hoặc bị trễ, đảm bảo bạn luôn cập nhật tình hình dự án.
  • Tăng cường giao tiếp: Chia sẻ tiến độ dự án với các bên liên quan một cách dễ dàng, giúp mọi người luôn đồng bộ thông tin.
  • Báo cáo chi tiết: Tạo báo cáo về tiến độ dự án, giúp bạn đánh giá hiệu quả và đưa ra quyết định sáng suốt.

Điểm khác biệt của SlimCRM:

  1. Dễ sử dụng và trực quan: Giao diện trực quan, đơn giản, dễ dàng thao tác ngay cả với người mới bắt đầu - Hỗ trợ tiếng Việt 100%, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng - Các tính năng được sắp xếp khoa học, logic, giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm và sử dụng chức năng mong muốn.
  2. Tính năng hiện đại: thiết lập sẵn quy trình quản lý dự án chuẩn PMI, tích hợp với nhiều ứng dụng khác như: Google Calendar, Google Drive, Zalo, v.v. giúp tăng hiệu quả công việc.
  3. Vừa túi tiền: bắt đầu từ 25.000 VNĐ/ngày và sở hữu toàn bộ tính năng mạnh mẽ của SlimCRM

Phần mềm quản lý tiến độ dự án SlimCRM

Quản lý tiến độ dự án

Biểu đồ Gantt WBS

Lợi thế cạnh tranh của SlimCRM về giả cả

Bắt đầu trải nghiệm miễn phí SlimCRM ngay hôm nay!

Cuối cùng, SlimCRM hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ định nghĩa và vai trò của Milestone trong quản lý dự án. Chúc bạn áp dụng thành công!

 

Viết bình luận

SlimCRM - phần mềm quản lý