
Mở công ty du lịch cần những gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong giai đoạn khởi nghiệp. Thành lập công ty du lịch không chỉ là một bước đi khởi nghiệp hấp dẫn trong năm 2025 mà còn là cơ hội phát triển dài hạn nếu được chuẩn bị đúng hướng. Trong bài viết này, SlimCRM sẽ giúp bạn hiểu rõ từng bước từ cách xây dựng bản kế hoạch thành lập công ty du lịch, chia sẻ kinh nghiệm thực tế đến các điều kiện pháp lý để thành lập công ty du lịch nội địa hoặc quốc tế một cách bài bản.
Lý do nên thành lập công ty du lịch
Ngành du lịch đang trở lại mạnh mẽ sau giai đoạn trầm lắng do dịch bệnh, và năm 2025 được dự báo là thời điểm vàng để khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, lượng khách nội địa đạt gần 110 triệu lượt trong năm 2024. Đồng thời, khách quốc tế cũng phục hồi mạnh mẽ với hơn 17,5 triệu lượt, tăng 39,5% so với năm trước. Đây là nền tảng quan trọng để các công ty lữ hành mới nổi bật nếu biết tận dụng đúng thời điểm và thị trường ngách.

Ngoài ra, xu hướng du lịch theo nhóm nhỏ, cá nhân hóa hành trình và du lịch trải nghiệm đang phát triển mạnh. Những công ty quy mô nhỏ, linh hoạt trong thiết kế tour và tối ưu quy trình vận hành bằng công nghệ (như phần mềm SlimCRM) sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt trước các doanh nghiệp truyền thống. Không chỉ vậy, chi phí thành lập công ty du lịch có thể linh hoạt, bạn không cần đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, chỉ cần tập trung vào thiết kế hành trình, quản lý khách hàng và hợp tác với nhà cung cấp.
Hơn nữa, chính sách nhà nước cũng đang tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ưu đãi thuế hoặc cấp phép thuận lợi hơn, đặc biệt với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa. Điều này tạo nên môi trường pháp lý và kinh tế thuận lợi cho những ai muốn bắt đầu hành trình kinh doanh của mình trong ngành du lịch.
Tham khảo: Review 8 phần mềm quản lý du lịch và điều hành tour hàng đầu hiện nay
Bản kế hoạch và đề án thành lập công ty du lịch
Dưới đây là mẫu bản kế hoạch thành lập công ty du lịch được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ lại:
Tải xuống mẫu Đề án thành lập công ty du lịch tại đây
1. Mặt bằng kinh doanh
Văn phòng đặt tại trung tâm du lịch Phạm Ngũ Lão – Đề Thám – Bùi Viện, Quận 1, TP.HCM. Đây là khu vực có lượng khách quốc tế và Việt Kiều lớn, thuận tiện giao dịch, gần khách sạn, nhà hàng và các điểm tham quan phổ biến.
2. Cơ cấu nhân sự
Ban đầu công ty sẽ có Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, 2 Phó giám đốc và Kế toán trưởng. Tạm thời có 4 nhân viên kinh doanh chia 2 ca, 1 nhân viên phụ trách sổ sách & dịch thuật, 1 nhân viên thiết kế tour và làm nội dung. Sau này mở rộng gồm Trưởng phòng kinh doanh, điều hành, Tour Operator và Sale Manager.
Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty du lịch: Sơ đồ và ví dụ cụ thể
3. Trang thiết bị văn phòng
Bao gồm: 2 bàn làm việc chính, 3 máy tính để bàn và 1 laptop, máy in, máy photocopy, máy fax, máy thanh toán thẻ. Trang trí với bảng đồ Việt Nam, bảng tour, bảng thông tin dịch vụ, bảng hiệu ngoài trời và trong văn phòng. Bố trí 4 ghế cho nhân viên và 14 ghế cho khách. Thiết kế văn phòng truyền thống – chuyên nghiệp theo phong cách Việt.
4. Đối tác liên kết
Thiết lập hợp tác với nhà xe, hướng dẫn viên, khách sạn, nhà hàng trên toàn quốc. Ký hợp đồng với các đối tác openbus, dịch vụ vé máy bay, tàu lửa, visa, tổ chức tour inbound & outbound. Ưu tiên đối tác tin cậy như Thiên Niên Kỷ, TM Brother, Kim Café, Phượng Hoàng...
5. Lộ trình hoạt động 6 tháng đầu
Thành lập công ty TNHH hai thành viên, hoạt động ban đầu dựa trên hình thức liên kết. Chuẩn bị hồ sơ và mua thiết bị trong 1 tháng. Hoàn thiện công ty trong 6 tháng. Dự phòng chi phí lỗ ban đầu 100 triệu đồng. Vừa kinh doanh – vừa tuyển – vừa đào tạo – vừa thiết kế tour giảm rủi ro tài chính.
6. Hành động cụ thể cần thực hiện
Ký hợp đồng thuê văn phòng, làm giấy phép kinh doanh, khảo sát điểm đến, thuê nhân viên tour, in card, lắp đặt thiết bị, làm bảng hiệu, thiết kế bảng giá tour, đăng ký thương hiệu, kết nối ngân hàng, mở tài khoản, liên hệ hướng dẫn viên và phương tiện vận chuyển.
Tham khảo: Mẫu thiết kế 1 tour du lịch và quy trình thiết kế tour chuẩn
7. Sản phẩm chính và loại hình tour
- Daily tour: Củ Chi, Mekong, City Tour...
- Inbound: miền Tây, miền Trung, miền Bắc
- Outbound: Thái Lan, Campuchia, Singapore...
- Tailored tour, private tour, VIP tour được thiết kế riêng theo nhu cầu khách.
8. Vé và dịch vụ bổ sung
- Bán vé máy bay, tàu lửa, xe bus liên kết đại lý
- Dịch vụ đi kèm: thuê xe, làm visa, đặt phòng khách sạn, hướng dẫn viên, tổ chức sự kiện...
9. Định hướng phát triển
Thu hồi vốn trong 18 tháng, đăng ký tour outbound chính thức sau 1 năm rưỡi. Phát triển văn phòng vệ tinh, liên kết hãng bay để xuất vé. Định vị thương hiệu bằng chất lượng tour, thái độ phục vụ và xây dựng website chuyên nghiệp. Nâng cấp hình ảnh công ty bằng đồng phục, chăm sóc khách hàng tốt và chiến lược nội bộ linh hoạt.
10. Chiến lược khách hàng
Tập trung khai thác khách vãng lai, khách Việt Kiều, khách từ khách sạn, khách lẻ, khách đoàn, khách outbound – inbound qua đối tác. Xây dựng chính sách hoa hồng linh hoạt với nhân viên, hướng dẫn viên và cộng tác viên tự do. Phát triển tệp khách hàng cũ để tăng tỷ lệ giới thiệu và quay lại.
Chia sẻ kinh nghiệm mở công ty du lịch
Trong phần này, SlimCRM sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở công ty du lịch thực tế, cụ thể từ những khách hàng du lịch của chúng tôi chia sẻ lại.
1. Mở công ty du lịch cần bao nhiêu vốn?
Không có con số cố định vì mô hình mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhưng với công ty lữ hành nội địa quy mô vừa phải, mức vốn tối thiểu bạn cần chuẩn bị khoảng 200–300 triệu đồng. Đối với công ty lữ hành quốc tế, vốn cần chuẩn bị khoảng 500-750 triệu đồng.
Các khoản chi phí khi mở công ty du lịch bao gồm:
- Chi phí pháp lý và đăng ký doanh nghiệp: khoảng 5–10 triệu đồng
- Ký quỹ: 100–500 triệu tùy loại hình
- Văn phòng (thuê tối thiểu 3–6 tháng): 30–50 triệu đồng
- Thiết bị, phần mềm quản lý, chi phí thiết kế website: 20–40 triệu đồng
- Chi phí nhân sự ban đầu: 40–80 triệu đồng cho 2–3 tháng vận hành
- Ngân sách marketing khởi động: 30–50 triệu đồng
Nếu bạn làm công ty nhỏ chỉ tập trung điều hành tour và thuê đối tác cung ứng dịch vụ, bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cố định. Đặc biệt, việc sử dụng phần mềm CRM như SlimCRM để quản lý khách hàng, đơn hàng, lịch trình tour... có thể giúp bạn cắt giảm ít nhất một nhân sự hành chính (tương đương tiết kiệm 10–15 triệu mỗi tháng).
2. Nhân sự nào là bắt buộc khi mới khởi nghiệp?
Dưới đây là những vị trí cần có khi thành lập công ty du lịch:
- Người điều hành tour: Có kinh nghiệm tổ chức lịch trình, hiểu rõ các điểm đến, biết phối hợp với đối tác vận chuyển, lưu trú, ăn uống.
- Nhân viên marketing, bán tour: Am hiểu kênh online, biết viết nội dung, chạy quảng cáo và tư vấn khách hàng.
- Người phụ trách chăm sóc khách hàng: Đây là vị trí có thể kiêm nhiệm, nhưng rất cần thiết để xây dựng uy tín thương hiệu từ những đơn hàng đầu tiên.
Bạn có thể thuê ngoài một số vị trí như kế toán, pháp lý, thiết kế đồ họa... hoặc sử dụng phần mềm để tự động hóa quy trình thay vì tuyển người.
3. Vận hành công ty du lịch có gì khác biệt?
Khác với nhiều ngành, công ty du lịch cần quản lý cả sản phẩm (tour) lẫn dịch vụ hậu cần đi kèm (xe, hướng dẫn viên, vé máy bay, nhà hàng...). Mỗi hành trình là một dự án nhỏ cần quản lý thời gian, ngân sách, khách hàng và đối tác. Nếu không có quy trình chặt chẽ, sai sót rất dễ xảy ra: trễ giờ, đặt thiếu phòng, mất booking, phản hồi tiêu cực...
Chúng tôi khuyên bạn sử dụng quy trình dạng checklist, ví dụ mỗi tour phải kiểm tra đủ 12 mục: phương tiện, danh sách khách, thanh toán, booking khách sạn, danh sách ăn uống... Tất cả nên lưu trên phần mềm để dễ theo dõi, thay vì dùng file Excel thủ công dễ nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần quản lý mối quan hệ đối tác. Một công ty lữ hành uy tín luôn có danh sách nhà cung cấp quen, đáng tin cậy và được đàm phán giá tốt nhờ đặt tour đều. Hãy xây dựng dữ liệu đối tác bài bản từ đầu, ví dụ: mỗi khách sạn có người phụ trách, giá ưu đãi mùa cao điểm, cam kết bảo lưu tour khi có biến...
4. Sai lầm phổ biến khi mới thành lập công ty du lịch
Rất nhiều startup trong ngành này thất bại chỉ sau 6-12 tháng vì các lý do như:
- Không có kế hoạch tài chính rõ ràng, chi quá tay cho marketing mà chưa tối ưu được sản phẩm
- Thiếu quy trình điều hành dẫn đến khách hàng phàn nàn, uy tín giảm
- Không theo dõi được hiệu quả của từng kênh bán hàng
- Lạm dụng quảng cáo mà không có hệ thống chăm sóc khách hàng sau bán
Điều mà nhiều chủ doanh nghiệp chia sẻ là: “Tour có thể học làm, nhưng quản lý doanh nghiệp là thứ phải chuẩn bị từ đầu”. Hãy xem việc sử dụng CRM, quy trình rõ ràng và kiểm soát dòng tiền là phần cốt lõi.
Điều kiện mở công ty du lịch quốc tế và nội địa
Một trong những lý do khiến nhiều người e ngại khi thành lập công ty du lịch chính là các yêu cầu pháp lý tương đối phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ quy định, chuẩn bị đúng hồ sơ và chọn mô hình phù hợp thì việc đăng ký và được cấp phép hoạt động hoàn toàn không quá khó. Quan trọng là bạn phải phân biệt được hai loại hình công ty phổ biến: công ty du lịch lữ hành nội địa và công ty lữ hành quốc tế, bởi mỗi loại có những điều kiện riêng biệt.
1. Điều kiện thành lập công ty lữ hành nội địa
Công ty lữ hành là loại hình phù hợp với hầu hết doanh nghiệp khởi nghiệp, vì quy định tương đối dễ thở hơn so với quốc tế. Theo Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP:
- Vốn điều lệ: Hiện tại chưa có quy định cụ thể về vốn điều lệ trong ngành dịch vụ lữ hành nội địa. Tuy nhiên, vốn ký quỹ tối thiểu phải đạt 100 triệu đồng.
- Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa: Phải xin riêng sau khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề “Lữ hành nội địa”.
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành: Phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành nội địa (được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp).
- Quy trình đăng ký: Gồm 2 bước là đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
2. Điều kiện mở công ty du lịch quốc tế
Nếu bạn muốn tổ chức tour đưa khách Việt ra nước ngoài (outbound) hoặc đón khách nước ngoài đến Việt Nam (inbound), bạn cần giấy phép lữ hành quốc tế và quy định nghiêm ngặt hơn.
- Vốn ký quỹ bắt buộc:
- 250 triệu đồng đối với doanh nghiệp chỉ kinh doanh inbound
- 500 triệu đồng đối với doanh nghiệp tổ chức outbound hoặc kết hợp 2 hình thức này
- Người phụ trách kinh doanh: Phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành quốc tế (được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp)
- Đối với công ty tổ chức outbound:
- Ngoài hồ sơ pháp lý, bạn còn cần bổ sung phương án tổ chức tour và kế hoạch bảo hiểm cho khách
- Bị kiểm soát chặt chẽ hơn về nội dung tour, đối tác quốc tế, visa…
- Quy trình đăng ký: Tương tự công ty lữ hành nội địa, tuy nhiên nơi đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ ở Cục Du lịch.
Checklist từng bước thành lập công ty du lịch cho người mới
Để trả lời câu hỏi mở công ty du lịch cần những gì? Chúng tôi đã tạo checklist từng bước chi tiết để thành lập công ty du lịch được SlimCRM tổng hợp từ kinh nghiệm triển khai thực tế:
Bước 1: Xác định mô hình và thị trường mục tiêu
Trước tiên, bạn cần quyết định rõ ràng mô hình công ty mình muốn triển khai:
- Lữ hành nội địa hay quốc tế?
- Chuyên tour trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng hay MICE?
- Phục vụ khách Việt hay khách quốc tế?
Bước này không chỉ giúp bạn xác định định vị thị trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện pháp lý và chiến lược kinh doanh về sau. Nên phân tích nhu cầu thị trường và ưu thế của bạn để chọn đúng ngách thị trường phù hợp.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp hợp pháp
Tiến hành đăng ký thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương với các bước:
- Chọn tên công ty (không trùng lặp)
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh chính: “Dịch vụ lữ hành nội địa/quốc tế”
- Chuẩn bị hồ sơ: giấy tờ cá nhân, điều lệ công ty, thông tin cổ đông, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Quyết định của tổ chức góp vốn (công ty góp vốn).
- Hoàn thành nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia: Tại đây
Sau khoảng 5 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bạn có thể tải xuống đầy đủ hồ sơ thành lập công ty lữ hành tại đây.
Bước 3: Chuẩn bị ký quỹ ngân hàng
- Chọn ngân hàng uy tín để mở tài khoản ký quỹ
- Nộp số tiền từ 100–500 triệu đồng tùy loại hình
- Yêu cầu ngân hàng cấp văn bản xác nhận ký quỹ để nộp kèm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao hợp lệ bằng cấp hoặc chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh
- Văn bản xác nhận ký quỹ ngân hàng
- Danh sách nhân sự chủ chốt, sơ đồ tổ chức (nếu có)
Nộp hồ sơ: tại sở du lịch tỉnh/thành phố với loại hình kinh doanh lữ hành nội địa và tại Tổng cục Du lịch với loại hình kinh doanh lữ hành quốc tế.
Thời gian xử lý: Khoảng 10 ngày làm việc.
Bước 5: Thiết lập văn phòng, nhân sự và công cụ quản lý
- Thuê địa điểm (ưu tiên trung tâm, dễ tìm kiếm, có bảng hiệu công ty)
- Tuyển dụng tối thiểu 2–3 vị trí chủ chốt: điều hành tour, marketing, chăm sóc khách hàng
- Sử dụng phần mềm quản lý như SlimCRM để:
- Lưu trữ khách hàng và lịch sử giao dịch
- Quản lý booking tour, đối tác và thanh toán
- Điều hành tour du lịch
- Theo dõi hiệu suất bán hàng và chăm sóc sau tour
Bước 6: Thiết kế sản phẩm tour và xây dựng thương hiệu
- Lên ít nhất 3–5 sản phẩm tour đầu tiên: chi tiết hành trình, giá, thời gian, đối tượng phù hợp
- Làm website công ty với thông tin rõ ràng, dễ đặt tour
- Xây dựng fanpage, kênh Zalo, kênh bán hàng online
- Chuẩn bị tài liệu truyền thông: bảng giá, catalog, hình ảnh
Bản kế hoạch kinh doanh tour du lịch của chúng tôi sẽ hữu ích trong bước này
Bước 7: Khởi động kinh doanh
- Chạy chiến dịch marketing khởi động: ưu đãi tour đầu tiên, giới thiệu doanh nghiệp đến nhóm khách hàng mục tiêu
- Kết nối đối tác như: khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển
- Thực hiện tour đầu tiên và thu thập đánh giá để cải thiện sản phẩm
Bước 8: Theo dõi, tối ưu
- Sử dụng phần mềm để theo dõi KPI bán hàng, chi phí, phản hồi khách (ví dụ SlimCRM)
- Định kỳ họp nội bộ đánh giá chất lượng tour
- Đưa ra chiến lược mở rộng thị trường, tăng doanh thu hoặc phát triển thêm loại hình tour mới
Kết luận
Thành lập công ty du lịch là một hành trình vừa thú vị, vừa nhiều thử thách. Thành công sẽ đến nếu bạn chuẩn bị kỹ từ bản kế hoạch thành lập công ty du lịch, nắm chắc các yêu cầu pháp lý và quản lý tốt quy trình vận hành từ những ngày đầu. Trong năm 2025, khi nhu cầu du lịch tăng cao và thị trường còn nhiều ngách chưa được khai thác, đây chính là thời điểm lý tưởng để bạn khởi động ý tưởng kinh doanh trong ngành này.
Nếu bạn cần công cụ hỗ trợ toàn diện trong việc quản lý quy trình, chăm sóc khách hàng và theo dõi hoạt động kinh doanh ngay từ đầu, hãy để SlimCRM đồng hành – giải pháp được tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dịch vụ.