Thao túng tâm lý là gì?
“Thao túng tâm lý” là một hình thức lạm dụng tâm lý, cảm xúc, đánh lừa hoặc kiểm soát ai đó bằng cách khiến đối phương tin rằng nhận thức, niềm tin của họ là sai, gây ra những ảnh hưởng quá mức tới người khác với mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, lợi ích hoặc một đặc quyền nào đó của nạn nhân.
Thuật ngữ “Thao túng tâm lý” (Gaslighting) bắt đầu xuất hiện trong vở kịch Gaslight (1938) và bộ phim phỏng theo cùng tên (1944), một loạt những hành vi lạm dụng tâm lý có hệ thống của nhân vật chính với vợ đã khởi nguồn cho việc sử dụng thuật ngữ này.
Thao túng tâm lý khách hàng trong Marketing
Marketing đang thay đổi và phát triển nhanh chóng trong những năm qua, các marketer không ngừng làm việc để đưa ra những ý tưởng, thủ thuật khác nhau để thu hút được khách hàng, một trong những cách hiệu quả nhất là áp dụng các thủ thuật tâm lý vào chiến lược Marketing của họ.
Có những thủ thuật tâm lý thật sự hiệu quả, vừa mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp vừa có thể mang lại lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên, không ít các doanh nghiệp bất chấp sử dụng những thủ thuật độc hại để thao túng tâm lý khách hàng.
Xem thêm:
1. 100 thuật ngữ và từ khóa Marketing được tìm kiếm nhiều nhất
1. ”Của chúng tôi là tốt nhất”
Những quảng cáo phóng đại, lừa đảo liên quan đến sản phẩm, dịch vụ với những lời hứa hẹn là “tốt nhất”, “giải quyết vấn đề trong một thời gian ngắn”, “không bao giờ thất bại”. Sự phóng đại cũng thể hiện trong những quảng cáo với những lời hứa hẹn tuyệt đối nhưng kết quả lại chỉ mang tính chất tương đối.
Một ví dụ về tính nguy hiểm của sự phóng đại, phải kể đến loại thuốc giảm cân được quảng cáo là “thần dược” nhưng lại chứa chất độc gây tử vong.
2. “Chỉ duy nhất ở đây có”
Đây là một hệ lụy của việc tạo nên những cơn sốt hàng ảo, đánh vào tâm lý lo lắng, sợ hãi của khách hàng, rằng đây là những mặt hàng giới hạn, nếu khách hàng không mua sẽ không còn cơ hội, khiến khách hàng buộc phải bỏ tiền ra mua sản phẩm, thậm chí là mua nhiều để đầu cơ, phòng trường hợp hết hàng.
Khoảng năm 1990, Ty Inc - một công ty sản xuất đồ chơi - đã khống chế lượng gấu bông được bán đến các cửa hàng, điều này khiến khách hàng cảm thấy kì lạ khi không thể sưu tập đủ loại gấu bông tại một cửa hàng. Tiếp đó, Ty Inc thông báo dừng sản xuất gấu bông dù đã đặt trước cả trăm triệu con sản xuất từ nước ngoài, điều này khiến giá của một con gấu bông từ vài USD lên chục nghìn USD, khách hàng đều đồng loạt đi mua, thậm chí là mua với số lượng lớn để đầu cơ.
Liên tục đưa ra những thông tin ảo trong khi vẫn nhập cả trăm triệu con gấu bông về bán, Ty Inc đã khiến cung vượt quá cầu. Khách hàng đã nhận ra họ bị lừa, các cửa hàng bán lẻ cũng vội vàng bán tháo tất cả số lượng gấu bông, doanh thu và giá của Ty INC vào năm 2000 đã giảm tới 90%.
3. “Giảm giá chỉ trong hôm nay”
Một trong những thủ thuật tâm lý thường thấy, tạo nên sự khan hiếm ảo là những đợt giảm giá được khẳng định là duy nhất trong năm, chỉ kéo dài trong vài ngày khiến khách hàng không khỏi suy nghĩ và quyết định mua vì sợ bỏ lỡ cơ hội.
Đây là một thủ thuật tâm lý hiệu quả, nhưng cũng chỉ giúp các doanh nghiệp kích cầu trong một thời gian nhất định, không thể áp dụng trong thời gian dài. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra nếu thấy sản phẩm liên tục được giảm giá, việc lạm dụng khan hiếm giả cũng khiến khách hàng quen với việc mua đồ giá rẻ, giá được sale.
Vậy có nên thao túng tâm lý khách hàng hay không?
Với việc tiếp cận thông tin dễ dàng như hiện nay, khách hàng không khó để nhận ra những chiêu trò lừa đảo, những thủ thuật độc hại từ doanh nghiệp.
Ngay khi nhận ra doanh nghiệp đang cố tình thao túng tâm lý mình, khách hàng sẽ nhanh chóng quay lưng, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng sẽ bị hủy hoại, giảm phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc doanh nghiệp áp dụng thủ thuật độc hại để thao túng tâm lý khách hàng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên của doanh nghiệp, khiến họ phải gánh chịu chỉ trích trực tiếp từ khách hàng, khiến họ mất đi động lực làm việc.
Làm sao để tránh thao túng tâm lý khách hàng?
Với một doanh nghiệp, cách tốt nhất để tránh việc thao túng tâm lý khách hàng trong Marketing chính là chuyển hướng tập trung vào inbound marketing. Đây là kiểu hình marketing mà các chiến lược marketing của doanh nghiệp sẽ tập trung vào chia sẻ những thông tin cần thiết, lấy khách hàng làm trung tâm và là cộng sự. Điều này thay đổi hoàn toàn từ việc quảng cáo để nhận giá trị sang nhận được lòng tin từ khách hàng.
Về cơ bản, cách hiệu quả nhất để thu hút được khách hàng chính là tập trung vào nhu cầu và mong muốn cần thiết của họ.
Lời kết
Không thể phủ nhận hiệu quả từ những thủ thuật tâm lý trong marketing mang lại cho doanh nghiệp, nhưng những thủ thuật tâm lý này khó có thể trở thành chiến lược lâu dài và thậm chí là khi quá lố sẽ trở thành những thủ thuật độc hại để thao túng khách hàng.
Một trong những chiến lược tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp chính là xây dựng và quản trị quan hệ với khách hàng, thấu hiểu những nhu cầu của khách hàng, đặt khách hàng làm trung tâm để cá nhân hóa các dịch vụ cung cấp đến họ.
SlimCRM giúp doanh nghiệp chăm sóc và hiểu khách hàng trong suốt quá trình từ trước, trong và sau khi bán hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Dùng thử phần mềm quản lý quan hệ khách hàng SlimCRM tại đây.