Phần mềm CRM (phần mềm quản lý quan hệ khách hàng) là công cụ ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và lĩnh vực. Hệ thống CRM cho phép người dùng lưu trữ, báo cáo, phân tích dữ liệu và tương tác với khách hàng. Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo thêm nhiều giá trị nhằm nâng cao lợi nhuận.
Vậy phần mềm hay chương trình CRM là gì? Cùng SlimCRM khám phá tất tần tật về phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM cùng top 17 phần mềm CRM tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhé!
Phần mềm CRM là gì?
Trả lời thắc mắc CRM là phần mềm gì? Theo Forrester, phần mềm CRM là giải pháp công nghệ được thiết kế giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, theo dõi các tương tác và giao dịch với khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Ví dụ: Trong một tổng đài, phần mềm CRM có thể ghi lại tần suất, âm lượng và kết quả của các cuộc gọi follow-up với khách hàng tiềm năng mới. Dữ liệu sau đó được sử dụng để nghiên cứu và phân tích mối quan hệ khách hàng tổng thể, từ đó cải thiện quy trình làm việc.
Đến thời điểm hiện tại, phần mềm CRM là công cụ mà tất cả mọi doanh nghiệp đều cần, từ B2C đến B2B, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn. CRM được xem là hệ thống cốt tử của mọi doanh nghiệp!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Top phần mềm CRM du lịch
- Top phần mềm CRM bất động sản
- Top phần mềm CRM cho agency dịch vụ quảng cáo
- Top phần mềm CRM lĩnh vực dịch vụ tư vấn
- Top phần mềm CRM giáo dục đào tạo
- Top phần mềm CRM nội thất xây dựng
Review phần mềm CRM giá rẻ tốt nhất cho doanh nghiệp Việt
Phần mềm crm nào tốt cho doanh nghiệp? Tham khảo top 4 phần mềm CRM Việt Nam dưới đây để cân nhắc lựa chọn nền tảng crm phù hợp!
SlimCRM - Phần mềm quản lý khách hàng tinh gọn
SlimCRM là sản phẩm của Công ty CP Vinno có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, đã phục vụ hơn 3.000 doanh nghiệp và 13.000 khách hàng cá nhân.
SlimCRM chắt lọc ưu điểm của các phần mềm trong và ngoài nước với tính năng hiện đại nhưng vừa đủ đơn giản, giúp tăng năng lực quản trị và bán hàng mà không tốn nhiều chi phí hay thời gian triển khai.
Tính năng nổi bật của SlimCRM
- Tự động hóa giúp tăng hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp
- Chuẩn hóa quy trình và tăng hiệu suất bán hàng
- Thúc đẩy làm việc nhóm và cá nhân
- Kiểm soát dòng tiền, báo cáo tài chính
- Tự động hóa quy trình tuyển dụng
- Tùy biến, tích hợp linh hoạt theo nhu cầu.
Các tính năng đó sẽ được kết hợp trong thực tế, ví dụ như trong hoạt động bán hàng:
- Trước bán: SlimCRM giúp gom dữ liệu khách hàng tiềm năng tự động, phân chia rõ ràng.
- Trong bán: Dựa vào các thông tin trên, sales thực hiện các cuộc gọi từ tổng đài ảo, gửi Email/SMS nuôi dưỡng, theo dõi đường ống bán hàng để dự báo, tạo báo giá/hợp đồng chuyên nghiệp, tất cả đều hỗ trợ tự động.
- Sau bán: Gửi Email/SMS thông tin hữu ích, chương trình khuyến mãi, gửi form khảo sát để giữ chân khách hàng, tăng thêm nhiều khách hàng thân thiết.
Bảng giá phần mềm quản lý khách hàng SlimCRM
Bạn có thể tham khảo giá của phần mềm ở bảng trên, dao động từ 200.000 VNĐ - 2.500.000 VNĐ/tháng. Phần mềm này hiện đang phù hợp nhất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một điểm cộng của SlimCRM là cách sử dụng phần mềm crm này cực kỳ dễ dàng và cho phép dùng thử miễn phí. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký trải nghiệm phần mềm SlimCRM ngay để xem các tính năng mình quan tâm trước khi quyết định sử dụng lâu dài.
Trải nghiệm dùng thử sớm, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tìm được phần mềm CRM giá rẻ tốt nhất, phù hợp nhất, rút ngắn thời gian thu về lợi nhuận.
Amis CRM
Amis CRM do MISA JSC phát triển. Với nỗ lực của mình, MISA mong muốn trở thành công ty có nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất.
Tính năng nổi bật của phần mềm Amis CRM:
- Phân nhóm và quản lý khách hàng
- Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
- Quản lý đơn hàng
- Theo dõi kết quả kinh doanh
Chi phí triển khai Amis CRM: Dao động từ 9 - 139 triệu VNĐ/năm
Có thể bạn quan tâm: So sánh phần mềm CRM phổ biến nhất hiện nay
CRM Việt
Trải qua hơn 12 năm phát triển, CRM Việt luôn giữ cho mình khát vọng cung cấp phần mềm CRM quản lý khách hàng hàng đầu Việt Nam với tầm nhìn quốc tế.
Tính năng nổi bật của phần mềm CRM Việt:
- Quản lý thông tin, dữ liệu khách hàng
- Chăm sóc, hỗ trợ khách hàng
- Marketing Automation
- Có phiên bản mobile CRM
Giá phần mềm CRM Việt: 12.5 triệu - 40.5 triệu VNĐ/năm (Private Cloud), chi phí triển khai từ 4 - 75 triệu đồng
Getfly CRM
Thành lập và ra mắt thị trường sau CRM Việt, Getfly CRM đang dần có được vị thế của mình trong lĩnh vực cung cấp giải pháp và công cụ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.
Tính năng nổi bật của phần mềm Getfly CRM:
- Quản lý khách hàng tập trung và đồng bộ
- Giám sát công việc
- Quản lý và đo lường hiệu quả Marketing
- Marketing Automation
- Quản lý đội ngũ nhân viên
- Đo lường KPI tự động
Giá phần mềm Getfly CRM: Từ 7.2 triệu đồng/năm
Review top phần mềm CRM nước ngoài phổ biến nhất
Salesforce CRM - top phần mềm CRM hàng đầu thế giới
Salesforce CRM là một trong những phần mềm CRM có khả năng tùy chỉnh linh hoạt hàng đầu thế giới, được sử dụng bởi hơn 150.000 doanh nghiệp.
Một số tính năng nổi bật của Salesforce CRM là:
- Chatter cho phép giao tiếp, trao đổi thông tin nội bộ hiệu quả
- Quản lý khách hàng và thông tin liên hệ
- Cơ hội bán hàng và bảng báo giá
- Phân tích, báo cáo và dự báo kinh doanh với AI
- Thiết lập và quản lý quy trình làm việc
- Thư viện thông tin
Chi phí triển khai Salesforce CRM dao động từ 25 USD/user/tháng - 300 USD/user/tháng
HubSpot CRM - top phần mềm crm miễn phí tốt nhất
Hubspot CRM là một phần mềm CRM on-cloud được sử dụng bởi hơn 86.000 doanh nghiệp trên 120 quốc gia. HubSpot CRM giúp nhân viên kinh doanh quản lý quan hệ khách hàng, theo dõi tiến độ đơn hàng, quản lý đường ống bán hàng và hơn thế. CRM này có khả năng tích hợp với các phần mềm HubSpot khác hoặc bên thứ ba.
HubSpot CRM có thể được triển khai dễ dàng nhờ các mẹo, hướng dẫn và video hữu ích, hỗ trợ sự hiểu biết của bạn trong suốt quá trình thiết lập.
Hubspot sẽ đem đến cho bạn các tính năng nổi bật như:
- Tập hợp khách hàng tiềm năng
- Đồng bộ dữ liệu khách hàng
- Tự động hóa công việc
- Lên lịch hẹn với khách hàng.
Giá của gói phần mềm Hubspot
- Gói miễn phí với tính năng cơ bản
- Các tính năng Marketing dao động từ 45$ đến 3200$ (tương đương 1.053.000 VNĐ - 74.900.000 VNĐ) mỗi tháng.
- Các tính năng bán hàng và chăm sóc khách hàng từ 45$ đến 1200$ (tương đương 1.053.000 VNĐ - 28.090.000 VNĐ) mỗi tháng.
Xem thêm: Top phần mềm quản lý khách hàng cho sale "xịn nhất"
Zoho CRM Software- Phần mềm CRM bán hàng được xếp hạng hàng đầu
Phần mềm Zoho CRM này cho phép bạn tập trung vào những điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, giúp bạn hiểu sâu hơn về các chi tiết đáng quan tâm. Phần mềm sẽ tích hợp với nhiều ứng dụng khác như Gmail hoặc Outlook.
- Zoho cho phép bạn tùy chỉnh bảng điều khiển để hiển thị những gì bạn muốn
- Thu thập khách hàng tiềm năng
- Trò chuyện với khách hàng qua email, điện thoại, mạng xã hội, cổng thông tin khách hàng Theo dõi các giao dịch và nắm bắt thời điểm tối ưu
- Tự động hóa quy trình làm việc
- Báo cáo và phân tích dữ liệu một cách trực quan.
Zoho có chi phí như sau:
- Thanh toán theo năm: Từ 14$ đến 52$/người/tháng (tương đương 327.000 VNĐ - 1.217.000 VNĐ).
- Thanh toán theo tháng: Từ 20$ - 65$/người/tháng (tương đương 468.000 VNĐ - 1.521.000 VNĐ).
Freshsales - phần mềm CRM online quản lý khách hàng 360 độ
Freshsales Suite là phần mềm crm online tập trung vào việc điều chỉnh hoạt động bán hàng và tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn, được hỗ trợ bởi các hệ thống tự động hóa mạnh mẽ, phần mềm sẽ làm mọi thứ có thể để khiến doanh số của bạn tăng lên. Các tính năng phần mềm sẽ cung cấp cho bạn:
- Tổng đài và chat tích hợp sẵn, có ứng dụng di động
- Quy trình làm việc dựa trên thời gian
- Module tùy chỉnh theo nhu cầu
- Tạo và chỉnh sửa các mẫu email phù hợp xu hướng.
Với mức phí bỏ ra càng cao bạn sẽ nhận được các tính năng càng cao cấp.
- Thanh toán với hóa đơn theo năm: Từ 15$ - 69$/tháng (tương đương 350.000 VNĐ - 1.615.000 VNĐ).
- Thanh toán với hóa đơn theo tháng: Từ 18$ - 83$/tháng (tương đương 420.000 VNĐ - 1.942.000 VNĐ).
Freshworks CRM - miễn phí cho 3 User
Freshworks CRM là phần mềm CRM đám mây được sử dụng bởi hơn 150.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những tính năng đặc biệt của Freshworks CRM:
- Tự động hóa bán hàng, email marketing, và tích hợp cuộc gọi sẵn để tương tác theo ngữ cảnh
- Tạo quy trình công việc dựa trên thời gian
- Quản lý liên hệ, tài khoản và giao dịch
- Thông tin chi tiết về dự báo bán hàng dựa trên AI
- Lead Scoring dựa trên AI
Giá phần mềm CRM Freshwork: Freshworks CRM có gói dịch vụ miễn phí cho 3 người dùng và số lượng khách hàng không giới hạn, và các gói dịch vụ cao cấp từ 15 USD/người dùng/tháng cho đến 69 USD/người dùng/tháng. Freshworks CRM cũng có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chất lượng và đa ngôn ngữ, bao gồm: điện thoại, email, chat, web, v.v.
Microsoft Dynamics 365 CRM - phần mềm CRM tùy biến cao
Microsoft Dynamics 365 là phần mềm CRM đám mây được sử dụng bởi hơn 4 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Microsoft Dynamics 365 có các tính năng:
- Bao quát toàn diện quy trình bán hàng: trước - trong - sau bán
- Truy cập linh hoạt từ nhiều thiết bị và nhiều nền tảng khác nhau
- Quản lý thông tin khách hàng tập trung, kết nối liền mạch các bộ phận trong doanh nghiệp
- Microsoft Dynamics 365 cũng có khả năng tùy biến và mở rộng cao, có thể tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft như: Office 365, Outlook, SharePoint, Power BI, v.v.
Chi phí triển khai:
Microsoft Dynamics 365 CRM có nhiều gói dịch vụ khác nhau, từ 65 USD/người dùng/tháng cho gói cơ bản cho đến 135 USD/người dùng/tháng cho gói cao cấp nhất.
Lark Base - phần mềm CRM giá rẻ miễn phí đến 50 User
Lark CRM (trước là Bitable) là một module mở trong nền tảng Lark Suite, cho phép thiết lập hệ thống quản lý thông tin khách hàng và sales tùy chỉnh theo nhu câu của từng danh nghiệp. Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu nhưng nền tảng này đã nhanh chóng chiếm được nhiều quan tâm từ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs vì chi phí triển khai ban đầu gần như bằng 0 (trong trường hợp bạn phải có đủ thời gian và nguồn lực để tự xây hệ thống). Một số tính năng của Lark Base:
- Quản lý bán hàng theo đường ống Sales Pipeline
- Tích hợp Marketing Automation
- Tích hợp với các phần mềm CRM khác như Salesforce...
- Tạo Dashboard với biểu đồ trực quan, đẹp mắt thống kê doanh số, khách hàng...
Chi phí triển khai Lark:
- Miễn phí: dùng được 50 user, được dùng tất cả tính năng cốt lõi
- Bản pro: 12$ (khoảng 290.000 VNĐ)/1 user/tháng
Xem thêm: Review tính năng HRM của Lark Suite
Insightly CRM - CRM miễn phí từ 2 người dùng
Insightly CRM là CRM đám mây được sử dụng bởi hơn 1,5 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Một số tính năng nổi bật Insightly CRM gồm:
- Tập trung dữ liệu khách hàng
- Tạo hành trình khách hàng hấp dẫn và phát triển hệ thống
- Kết nối nhiều ứng dụng nổi tiếng
- A/B Testing và đa biến
- Quản lý SLA giúp bộ phận hỗ trợ khách hàng giữ đúng cam kết
Giá phần mềm CRM Insightly:
Insightly CRM có gói dịch vụ miễn phí cho 2 người dùng và số lượng khách hàng không giới hạn, và các gói dịch vụ cao cấp từ 29 USD/người dùng/tháng cho đến 99 USD/người dùng/tháng.
Zendesk Sell - phần mềm CRM miễn phí tối đa 3 User
Đây là phần mềm CRM đám mây được sử dụng bởi hơn 200.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Zendesk Sell có các tính năng nổi bật như:
- Quản lý thông tin khách hàng
- Quản lý quy trình bán hàng
- Marketing Automation
- Quản lý báo cáo và phân tích hiện đại và trực quan.
- Zendesk Sell cũng có khả năng tùy biến và mở rộng cao, có thể tích hợp với các ứng dụng khác như: email, SMS, điện thoại, website, Facebook, Twitter, v.v.
Giá phần mềm CRM Zendesk Sell: Zendesk Sell là phần mềm CRM giá rẻ có gói dịch vụ miễn phí cho 3 người dùng và số lượng khách hàng không giới hạn, và các gói dịch vụ cao cấp từ 19 USD/người dùng/tháng cho đến 199 USD/người dùng/tháng.
Salesflare - phần mềm CRM đơn giản cho doanh nghiệp nhỏ
Salesflare cung cấp đa dạng tính năng về marketing, chăm sóc khách hàng và đặc biệt là bán hàng. Phần mềm này hoạt động với nhiều ứng dụng, phần mềm khác như: Gmail, Office 365, Exchange, iCloud, LinkedIn. Các tính năng nổi bật phải kể đến:
- Thu thập thông tin từ email, lập hồ sơ tự động
- Tìm địa chỉ email của bất kỳ ai dựa vào họ, tên hay công ty
- Kết nối với lịch và điện thoại di động của bạn để ghi lại các cuộc họp và cuộc gọi với khách hàng
- Tự động sắp xếp các tài liệu trao đổi với khách hàng.
Salesflare có giá như sau:
- Thanh toán theo năm: Mức giá dành cho 1 người dùng từ 29$ - 99$/ tháng (tương đương khoảng 678.000 VNĐ - 2.317.000 VNĐ).
- Thanh toán theo tháng: Mức giá dành cho 1 người dùng từ 35$ - 55$/ tháng (tương đương khoảng 819.000 VNĐ - 1.287.000 VNĐ).
Engage Bay - phần mềm quản lý khách hàng CRM giá rẻ cho mọi doanh nghiệp
Engage Bay cung cấp một gói các tính năng bán hàng, tiếp thị và dịch vụ mạnh mẽ trong phần mềm quản lý CRM của mình. Với mức giá tuyệt vời, đây là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt nếu bạn là chủ sở hữu bận rộn đang tìm cách tự động hóa các công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian hàng ngày của bạn. Tuy vậy, giao diện của Engage Bay bị đánh giá là khá lỗi thời và khó sử dụng.
Tính năng phổ biến của phần mềm bao gồm:
- Quản lý liên hệ, quản lý giao dịch, tự động hóa bán hàng
- Lên lịch cuộc hẹn, công việc
- Tự động hóa tiếp thị, gửi hàng loạt email.
Bảng giá của Engage Bay
- Thanh toán theo năm: Mức giá sẽ từ 13,49$ - 89,99$/tháng (tương đương khoảng 315.000 VNĐ - 2.106.000 VNĐ).
- Thanh toán theo tháng: Mức giá sẽ từ 14,99$ - 99,99$/tháng (tương đương khoảng 350.000 VNĐ - 2.340.000 VNĐ).
Streak CRM - CRM tối ưu cho Gmail
Phần mềm quản lý CRM này không phải là một công cụ độc lập. Phần mềm Streak chỉ hữu ích nếu hầu hết các giao tiếp của bạn diễn ra trong Gmail. Giao diện có cảm giác rất rườm rà, không quen thuộc vì nó quá khác biệt so với các phần mềm CRM khác nên cần một thời gian để làm quen.
Các tính năng mà phần mềm CRM Streak sẽ đem đến cho bạn:
- Theo dõi khách hàng tiềm năng và chốt giao dịch
- Theo dõi các dự án và nhiệm vụ cần hoàn thành
- Duy trì mối quan hệ kinh doanh với đối tác của bạn
- Huy động tiền và chốt các giao dịch đầu tư
- Có thể tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của bạn.
Mức giá cần bỏ ra để có được phần mềm Streak:
- Thanh toán theo năm: Từ 15$ - 129$ (tương đương khoảng 351.000 VNĐ - 3.019.000 VNĐ) cho mỗi người dùng/tháng.
- Thanh toán theo tháng: Từ 19$ - 159$ (tương đương khoảng 444.000 VNĐ - 3.721.000 VNĐ) cho mỗi người dùng/tháng.
Monday Sales CRM - phần mềm quản lý bán hàng CRM dễ dàng tùy chỉnh cho doanh nghiệp
Phần mềm Monday có hai mũi nhọn là quản lý quan hệ khách hàng và quản lý dự án. Một số tính năng có thể kể đến:
- Thiết lập và thực hiện các nỗ lực tìm kiếm khách hàng tiềm năng dài hạn, thu thập và lưu trữ thông tin
- Đồng bộ hóa Gmail/Outlook của bạn để gửi và nhận email
- Tự động ghi lại tất cả các email đã gửi của bạn trong phần mềm; gửi email tự động
- Theo dõi đường ống bán hàng, mục tiêu và hiệu suất nhóm của bạn qua các trang tổng quan, báo cáo
- Kết nối tất cả dữ liệu mới và hiện có của bạn ở một nơi.
Mức giá của Monday như sau:
- Thanh toán theo năm: Từ 24$ - 48$/tháng (tương đương khoảng 561.000 VNĐ - 1.123.000 VNĐ).
- Thanh toán theo tháng: Từ 37,5$ - 90$/tháng (tương đương khoảng 877.000 VNĐ - 2.106.000 VNĐ).
Hướng dẫn lựa chọn hệ thống phần mềm CRM
Sai lầm lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải khi quyết định sử dụng phần mềm CRM là họ quá mất thời gian vào đánh giá các nhà cung cấp và thử các chức năng khác nhau, thay vì tập trung vào nhu cầu và ưu tiên kinh doanh của riêng họ. Trên thực tế, phần mềm CRM tốt nhất không hẳn phải có giá đắt, phần mềm crm giá rẻ nhưng phù hợp với quy mô, đặc thù doanh nghiệp mới là quan trọng nhất.
Trước khi bắt đầu đánh giá các công ty phần mềm CRM, doanh nghiệp hãy tự đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:
- Các quy trình kém hiệu quả nhất trong doanh nghiệp hiện tại là gì và có thể cải thiện ra sao với phần mềm quản lý khách hàng CRM?
- Quy trình nào doanh nghiệp còn thiếu và cần bổ sung?
- Ai trong doanh nghiệp sẽ sử dụng phần mềm quản lý CRM? Số người dùng là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có muốn tích hợp phần mềm nào khác với phần mềm quản lý khách hàng online này?
- Ngân sách của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện xong bước ban đầu này và biết lý do tại sao lại cần đến phần mềm, bước tiếp theo là thu hẹp phạm vi.
Dưới đây là 8 điều doanh nghiệp cần cân nhắc khi lựa chọn một phần mềm quản lý g CRM:
- Lựa chọn giải pháp điện toán đám mây (Cloud) hay tại chỗ (On-premise).
- Những tính năng mà doanh nghiệp đang cần, sẽ cần là gì?
- Đảm bảo chương trình CRM tích hợp được với các ứng dụng khác.
- Dùng bản phần mềm miễn phí để trải nghiệm.
- Chọn nhà cung cấp cụ thể theo ngành và địa phương.
- Kiểm tra khả năng tùy biến và chế độ đào tạo sẵn có.
- Chú ý đến trải nghiệm người dùng.
- Đảm bảo hệ thống có các tính năng bảo mật và phân quyền.
Giải đáp các thắc mắc liên quan đến phần mềm CRM
Lợi ích khi sử dụng phần mềm crm là gì?
Theo Forrester, có ba nhóm lợi ích của CRM:
- Tăng doanh thu: Nhờ cải thiện tập sản phẩm, giá trị, và nhận thức về giá của khách hàng.
- Giảm chi phí trực tiếp: Nhờ tập trung tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu suất bán hàng.
- Giảm chi phí gián tiếp: Nhờ hợp nhất các đối tượng CRM, giảm thiểu việc tùy chỉnh phần mềm. Đồng thời giúp nhân sự - người dùng cuối nhanh chóng tiếp nhận và sử dụng công nghệ mới, giảm thời gian đào tạo.
Những lợi ích kể trên giúp gia tăng giá trị vòng đời khách hàng, và cuối cùng là tăng khả năng giữ chân khách hàng. Theo Forrester, chỉ riêng tự động hóa với phần mềm CRM đã tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên tới 15%.
Phần mềm CRM có mấy loại?
Phần mềm CRM có thể được chia thành các loại sau:
Phần mềm CRM đám mây (crm on-cloud)
CRM on-cloud là loại phần mềm CRM được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp và có thể truy cập qua internet.
Ưu điểm:
- Không cần cài đặt hay bảo trì trên máy tính của doanh nghiệp
- Có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet
- Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác và có chi phí thấp hơn so với loại phần mềm CRM tùy biến.
Nhược điểm:
- Có thể gặp rủi ro về an ninh và bảo mật dữ liệu
- Có thể bị gián đoạn khi có sự cố về internet hay máy chủ của nhà cung cấp
- Khó đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp.
Ví dụ về các phần mềm CRM đám mây là Salesforce, Zoho CRM, HubSpot CRM, Microsoft Dynamics 365, Bitrix24, SlimCRM.
Phần mềm CRM tại chỗ (On-premise CRM)
Là loại phần mềm CRM được thiết kế và phát triển theo yêu cầu của doanh nghiệp, có thể lưu trữ trên máy chủ riêng của doanh nghiệp hoặc của nhà cung cấp.
Ưu điểm
- Được tùy biến để đáp ứng được các nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp
- Có thể tùy chỉnh và nâng cấp theo thời gian
- Có thể kiểm soát được an ninh và bảo mật dữ liệu.
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn so với phần mềm CRM đám mây
- Cần có nhân sự chuyên môn để quản lý và bảo trì
- Thường gặp khó khăn trong việc tích hợp với các ứng dụng khác.
Ví dụ về các phần mềm CRM tại chỗ là Bravo CRM , CRM Dynamic 365, phần mềm Halozend CRM…
Phần mềm CRM nguồn mở (CRM Open Source)
Là loại phần mềm CRM có mã nguồn công khai và có thể được sửa đổi và phân phối lại bởi bất kỳ ai.
Ưu điểm
- Chi phí thấp hoặc miễn phí, có thể tùy biến theo nhu cầu của doanh nghiệp
- Có cộng đồng hỗ trợ lớn và liên tục cập nhật.
Nhược điểm
- Có thể gặp rủi ro về an ninh và bảo mật dữ liệu
- Cần có nhân sự chuyên môn để cài đặt và bảo trì
- Có thể không tương thích với các ứng dụng khác.
Ví dụ về các phần mềm CRM mã nguồn mở là SugarCRM, SuiteCRM, Odoo CRM, Insightly CRM, Capsule CRM
Phần mềm CRM chuyên ngành
Là loại phần mềm CRM được thiết kế riêng cho một lĩnh vực kinh doanh nhất định, có các tính năng và quy trình phù hợp với ngành đó.
Ưu điểm
- Có thể giải quyết được các vấn đề cụ thể của ngành kinh doanh, từ đó tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trong ngành đó.
- Tính năng thường rất chuyên sâu
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn so với loại phần mềm CRM thông thường
- Khó khăn trong việc chuyển đổi sang ngành kinh doanh khác
Ví dụ về các phần mềm CRM chuyên ngành là FastCons (cho ngành xây dựng), FastWork for Chain Store (cho ngành bán lẻ), FastWork HRM+ (cho ngành nhân sự),...
Những tính năng phần mềm quản lý khách hàng CRM bắt buộc phải có?
Với các tính năng CRM phù hợp, hệ thống quản lý khách hàng CRM sẽ giúp bạn thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng hiệu quả. CRM cũng có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc thông qua việc tự động hóa lực lượng bán hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm CRM tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình, hãy để ý 10 tính năng sau.
1. Tự động hóa quy trình làm việc
Hãy tìm phần mềm quản lý khách hàng CRM giúp bạn thiết lập các nguyên tắc riêng, đi kèm với tự động hóa lực lượng bán hàng để giúp nhân sự làm việc hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng các nguyên tắc, bạn có thể để phần mềm CRM của mình tự thực hiện một hành động cụ thể khi được kích hoạt, chẳng hạn như sau:
- Khi một khách hàng tiềm năng điền vào form (biểu mẫu) liên hệ trên trang web của bạn, phần mềm CRM sẽ tự động gom lead về hệ thống.
- Nếu khách hàng không trả lời tin nhắn, email hoặc đề xuất của bạn, phần mềm quản lý khách hàng CRM sẽ tự động gửi nội dung follow-up sau một khoảng thời gian định trước, chẳng hạn như 48h hoặc 2 ngày làm việc.
- Mỗi khi nhân viên kinh doanh gọi hoặc nhắn tin, gửi mail cho một cơ hội, phần mềm CRM sẽ tự động ghi lại giờ và theo dõi tất cả các cuộc liên lạc.
- Khi nhân viên kinh doanh hoàn thành nhiệm vụ, phần mềm CRM sẽ tự động thông báo tới cấp cao hơn và báo cáo hiệu suất.
Tính năng tự động hóa quy trình làm việc cũng có thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong các nhiệm vụ thủ công tẻ nhạt, chẳng hạn như xử lý đơn hàng, theo dõi đơn hàng và kiểm soát hàng tồn kho.
2. Tùy biến theo nhu cầu
Không có hai doanh nghiệp nào giống nhau, vì vậy phần mềm CRM tốt nhất là cái có thể đáp ứng các nhu cầu riêng của doanh nghiệp bạn.
Một số giải pháp CRM chỉ cho phép bạn dùng các tính năng định sẵn của gói, một số khác cho bạn quyền tùy biến cơ bản, chẳng hạn như thêm trường liên hệ, chọn dữ liệu sẽ hiển thị trên trang Dashboard tổng quan, và tạo báo cáo theo yêu cầu. Bạn cũng có thể dùng các tiện ích, plugin và add-on khác để mở rộng khả năng của phần mềm.
Nếu bạn cần hơn thế nữa, nhiều nhà cung cấp phần mềm CRM hỗ trợ API. Nó cho họ quyền tùy chỉnh đầy đủ phần mềm của bạn. API cũng cho phép bạn tích hợp phần mềm CRM với các giải pháp kinh doanh hiện có để tinh giản quy trình.
3. Tích hợp bên thứ ba
Một trong các chức năng phần mềm crm bắt buộc phải có là tích hợp với bên thứ 3. Kết nối phần mềm crm chăm sóc khách hàng của bạn với các giải pháp sẵn có trong doanh nghiệp giúp bạn phát huy tối đa sức mạnh của chúng mà vẫn tiết kiệm chi phí. Hầu hết các phần mềm CRM đều hỗ trợ tích hợp bên thứ ba, điều quan trọng là bạn chọn được CRM tương thích với phần mềm doanh nghiệp sẵn có, và dễ triển khai.
4. CRM chăm sóc khách hàng
Phần mềm bán hàng CRM có thể giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ xuất sắc. Hãy tìm những tính năng này khi lựa chọn CRM cho doanh nghiệp:
- Cung cấp mọi thông tin về khách hàng từ tên, số điện thoại, đơn vị,... cho đến nhu cầu, lịch sử trao đổi.
- Tự động theo dõi cả quá trình từ khi thu hút khách hàng tiềm năng đến chốt sales và chăm sóc hậu mãi.
- Ghi lại tất cả các sự cố, lượt truy cập web, lịch sử mua hàng và các hoạt động khác để tham khảo trong tương lai, và để tất cả nhân viên sales cùng biết.
- Sử dụng tên của khách hàng để cá nhân hóa tất cả trao đổi, email.
- Có số tham chiếu duy nhất cho từng tài khoản, khách hàng và sự cố trợ giúp.
- Hỗ trợ tạo và gửi mẫu email soạn sẵn nhanh chóng cho khách hàng.
- Gợi ý kịch bản cuộc gọi để nhân viên sales hỏi và trả lời xoay quanh các vấn đề phổ biến nhất.
5. Theo dõi công việc và hiệu suất nhân viên
Phần mềm CRM là một cách tuyệt vời để theo dõi hoạt động và hiệu suất của nhân viên. Hãy chọn phần mềm cung cấp cho mỗi nhân viên một tài khoản cá nhân, nơi ghi lại từng giờ làm việc, nhiệm vụ, cuộc họp, doanh số bán hàng, mục tiêu và các thông tin khác của họ.
Phần mềm cũng nên cung cấp cho quản lý quyền truy cập vào các trang dashboard tổng quan cho phép họ xem mục tiêu cá nhân của nhân viên, các nhiệm vụ đã hoàn thành và các số liệu khác về năng suất.
Điều này có thể giúp các nhà quản lý viết đánh giá hiệu suất của nhân viên, tạo động lực, khen thưởng những nhân viên xuất sắc, cũng như xác định ai đang gặp khó khăn cần cải thiện.
6. Quản lý khách hàng tiềm năng
Tính năng quản lý khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn xác định đúng đối tượng cần chăm sóc và theo dõi hành vi của họ trong chu kỳ bán hàng. Thông qua quy trình quản lý khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có thể chấm điểm cơ hội và phân công lead cho nhân viên sales phù hợp nhất.
Đôi khi các khách hàng lạnh nằm trong phần mềm CRM nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Trưởng phòng kinh doanh thông minh sẽ luôn theo dõi các khách này và phân công tiếp cận lại họ, dần dần biến họ thành người mua.
7. Dữ liệu theo thời gian thực
Phần mềm CRM có thể lấy dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị, ứng dụng và máy móc. Đây chỉ là một vài lợi ích của việc lấy dữ liệu thời gian thực:
- Giúp bạn đưa ra các quyết định marketing sáng suốt hơn về giá thầu và vị trí quảng cáo trực tuyến.
- Nắm bắt nhu cầu thị trường kịp thời để cập nhật kế hoạch marketing của mình cho phù hợp.
- Xác định sản phẩm và dịch vụ nào của mình tạo ra nhiều doanh thu nhất, còn sản phẩm và dịch vụ nào tạo ra ít nhất và có thể cần quảng cáo thêm.
8. Báo cáo và dự báo bán hàng
Báo cáo thể hiện kết quả từ tất cả các nỗ lực bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp, do đó nó là tính năng tiêu chuẩn của phần mềm CRM. Bạn có thể thu được càng nhiều loại báo cáo sau đây thì càng tốt:
- Số lượng khách hàng tiềm năng đến trong một khoảng thời gian nhất định.
- Số lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhân viên bán hàng nào của bạn đã chốt sales khách hàng tiềm năng nào và chốt được bao nhiêu khách trong một khoảng thời gian nhất định.
- Số lượng cuộc gọi đi đang được thực hiện.
- Hiệu quả các chiến dịch email của bạn.
- Giai đoạn mà khách hàng tiềm năng của bạn chuyển đổi, giúp bạn đánh giá đúng cơ hội và chốt sales nhanh chóng hơn.
Phần mềm CRM còn dự đoán doanh số bán hàng trong tương lai của bạn dựa trên dữ liệu từ hệ thống hiện tại. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch marketing để hoàn thành mục tiêu. Nó cũng giúp dự đoán biến động thị trường để giảm thiểu rủi ro trong việc kinh doanh của bạn.
9. Bảo mật và phân quyền
Các phần mềm CRM hiện đại chứa dữ liệu quan trọng về trí tuệ doanh nghiệp, thông tin tài chính, dữ liệu bán hàng, và mọi chi tiết về khách hàng của công ty. Cùng với đó là khả năng bị tấn công và đánh cắp dữ liệu, lộ bí mật doanh nghiệp và thông tin khách hàng. Trong nội bộ doanh nghiệp, thông tin xuyên suốt cũng có thể trở thành yếu điểm khi mỗi nhân viên kinh doanh từ chối chia sẻ data khách hàng của mình.
Vì vậy, điều kiện tiên quyết để lựa chọn phần mềm CRM là doanh nghiệp có cam kết bảo mật từ nhà cung cấp và khả năng phân quyền chi tiết cho từng nhân sự.
10. Gửi email
Cách theo dõi email qua hộp thư đến chỉ phù hợp với doanh nghiệp mới. Nhân viên sales thông thường sẽ có hàng trăm email cần đọc và gửi nhanh chóng mỗi ngày.
Tính năng email của phần mềm CRM giúp nhân viên kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn. Họ có thể tận dụng các mẫu email sẵn có để chăm sóc khách hàng, thay vì dành hàng giờ soạn thảo và điền thông tin của từng liên hệ. Bạn có thể sử dụng tính năng email trong CRM để gửi một số mẫu cơ bản như sau:
- Thông tin cơ bản về công ty, chia theo từng ngành
- Follow-up sau một cuộc điện thoại
- Follow-up sau khi một email đã được gửi đi
- Follow-up một đề xuất, báo giá mà sales đang đợi khách hàng chấp nhận.
Có thể thấy phần mềm CRM luôn đóng một vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp hiện đại. Bất kể quy mô doanh nghiệp của bạn như thế nào, bạn luôn cần xác định những nhu cầu cụ thể để tìm ra giải pháp phù hợp nhất giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, phần mềm CRM tốt không nhất thiết phải có giá đắt. Còn chần chờ gì nữa, đừng bỏ lỡ cơ hội bứt phá doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Hãy dùng thử SlimCRM ngay tại đây!