77 thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh mọi CEO cần nắm vững

Thời gian đọc: 18 phút
Quản trịBài viết
05/10/22 09:46:54 | Lượt xem: 10510
77 thuật ngữ trong kinh doanh

Các thuật ngữ kinh doanh có thể khá khó hiểu. Để giúp các bạn làm quen với thuật ngữ chuyên ngành này, SlimCRM đã tạo ra danh sách 77 thuật ngữ trong kinh doanh mà mọi quản lý cần phải biết.

Các thuật ngữ tài chính trong kinh doanh 

1. ROI

Return on investment (ROI) là lợi tức đầu tư, nói đến lợi ích – tiền bạc hoặc các thứ khác – nhận được từ một khoản đầu tư.

2. Incentivize (Phần thưởng)

Incentive là một danh từ tiếng Anh, thường được dịch là phần thưởng, lợi ích, động lực. Nó là bất cứ thứ gì được sử dụng để khuyến khích ai đó làm điều gì đó, chẳng hạn như tiền bạc, quà tặng, sự công nhận hoặc cơ hội thăng tiến.

3. Monetize (Kiếm tiền)

Kiếm tiền từ một sản phẩm hay hoạt động nào đó.

4. Deliverables (Giao phẩm)

Một sản phẩm hoặc một dịch vụ được phát triển bởi doanh nghiệp.

5. Margin (Biên lợi nhuận) 

Lợi nhuận từ một sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Thường được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm.

6. Account Payable (Nợ phải trả)

Một bản ghi chép các khoản tiền một doanh nghiệp vay cá nhân hoặc doanh nghiệp khác để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. 

7. Account Receivable (Khoản phải thu)

Một bản ghi chép khoản tiền mà cá nhân hoặc doanh nghiệp khác nợ doanh nghiệp của bạn.

8. Capital (Vốn)

Vốn thường được đề cập đến là tiền, nhưng nó cũng có thể dùng để chỉ mọi thứ mà doanh nghiệp của bạn sở hữu và sử dụng để hoạt động (ví dụ như các thiết bị, tòa văn phòng, bất động sản , vv….)

9. Fixed cost (Chi phí cố định)

Các khoản phí bạn phải trả dù doanh nghiệp của bạn đang hoạt động tốt hay không. Các chi phí như chi phí tiện ích, tiền thuê văn phòng và tiền lương được coi là các chi phí cố định.

10. Variable cost (Chi phí khả biến)

Các chi phí khả biến là các chi phí biến động dựa trên khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:
·       Chi phí giao hàng
·       Hoa hồng
·       Nguồn cung cấp
·       Tiền lương theo giờ

11. Gross (Tổng)

Gross chỉ tổng khối lượng hay số lượng TRƯỚC khi khấu hao hoặc chi tiêu.

12. Net (Thực)

Net chỉ khối lượng hay số lượng SAU khi khấu hao hoặc chi tiêu.

Thuật ngữ trong kinh doanh net
Nắm vững thuật ngữ trong kinh doanh giúp nhà quản lý hiểu rõ báo cáo và dễ dàng làm việc với các bên


Các thuật ngữ hệ thống và công nghệ trong kinh doanh

13. Benchmark (Kiểm chuẩn)

Benchmark là thuật ngữ trong kinh doanh chỉ quá trình bạn đo lường các khía cạnh khác nhau của hệ thống (ví dụ như tốc độ, hiệu suất, chi phí, số lượng sản phẩm).

14. SWOT

SWOT là thuật ngữ kinh doanh chỉ một từ viết tắt chỉ một dạng phân tích để đánh giá:
·       Strengths (Điểm mạnh)
·       Weaknesses (Điểm yếu)
·       Opportunity (Cơ hội)
·       Threats (Các mối đe dọa)

15. KPI

KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicators (Chỉ số đo lường hiệu suất ). KPI thường là con số nói cho bạn biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong một phạm vi cụ thể.

Tải ngay: Trọn bộ mẫu KPI cho phòng sales, marketing, HR, kế toán, kỹ thuật...mới nhất

16. Metrics (Chỉ số)

Bất cứ phương pháp đo lường định lượng (có thể đếm được) mà doanh nghiệp bạn dùng để đánh giá hiệu suất.

17. Performance Review (Đánh giá hiệu suất)

Đánh giá hiệu suất là thuật ngữ trong kinh doanh quá trình quản lý đánh giá từng thành viên trong nhóm của họ. Trong quá trình đánh giá hiệu suất, quản lý đưa ra phản hồi và giúp nhân viên xem họ có thể cải thiện như thế nào.

18. R&D

R&D là thuật ngữ kinh doanh chỉ từ viết tắt của research (nghiên cứu) và development (phát triển).

19. B2B

B2B là viết tắt của business-to-business mô tả một giao dịch kinh doanh với một doanh nghiệp khác.

20. B2C

B2C là viết tắt của business-to-customer mô tả các giao dịch với khách hàng cá nhân.

21. B2G

B2G là viết tắt của business-to-government mô tả các giao dịch với các tổ chức chính phủ.

22. Scalable (Khả năng mở rộng)

 Scalable là thuật ngữ kinh tế thể hiện có khả năng thay đổi về quy mô.

23. Responsive design 

Thuật ngữ kinh doanh này dùng để chỉ khả năng tương thích của website trên loại thiết bị (tablet, điện thoại, máy tính) dùng để xem.

24. Core competency (Năng lực cốt lõi) 

Năng lực cốt lõi là một khả năng hoặc lợi thế để phân biệt bạn với các đối thủ.

Các thuật ngữ trong kinh doanh chính
Các thuật ngữ trong kinh doanh chính

Các thuật ngữ sales & marketing

25.Unique Selling Proposition (Lợi điểm bán hàng độc nhất)

USP là thuật ngữ kinh doanh chỉ một đặc điểm đặc biệt giúp phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của bạn với các đối thủ trực tiếp (ví dụ như giá cả, chất lượng, công dụng bổ sung).

26. Niche market (Thị trường ngách)

Một phân khúc cụ thể của một thị trường lớn.

27. Marketing

Hoạt động kinh doanh quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ.

28. Market Research (Nghiên cứu thị trường)

Hoạt động thu thập thông tin về các sở thích và nhu cầu của khách hàng để doanh nghiệp  có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp.

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Quy trình thực hiện chuẩn kèm mẫu

29. Market Penetration (Thâm nhập thị trường)

Sự đo lường về mức bán của một sản phẩm so với tổng số lượng bán ra của tất cả các sản phẩm cạnh tranh.

30. Inbound Marketing

Các hoạt động marketing trên các kênh được chọn lọc, thu hút khách hàng bằng cách chia sẻ những thông tin liên quan, tạo ra những nội dung hữu ích, thoả mãn nhu cầu của người đọc

Đọc ngay: 101 thuật ngữ Inbound Marketing mọi marketer phải biết

31. Buyer Persona (Chân dung khách hàng)

Buyer Persona là thuật ngữ chỉ các đặc điểm của một khách hàng lý tưởng.

32. A/B Testing

Kiểm tra hai phiên bản (một phiên bản A và một phiên bản B) để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn.

33.  Analytics (Phân tích)

Dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau dùng để tìm ra các nguồn lực tiếp thị.

34. Brand (Thương hiệu)

Một sản phẩm, sự nhận dạng hoặc hình ảnh giúp tạo ra độ nhận diện thương hiệu và phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác.

Đọc ngay: Branding là gì? Tổng hợp 26 thuật ngữ thương hiệu phổ biến 

35. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Tần suất mọi người thăm trang web của bạn và rời đi mà không thực hiện bất kì thao tác nào.

36. CTR

Viết tắt của Click through rate (Tỷ lệ nhấp chuột) là số người nhấp chuột vào một liên kết trên tổng số người xem của một website, email hoặc quảng cáo 

37. CMS

Viết tắt của Content Management System (Hệ thống quản lý nội dung) để chỉ một chương trình (thường là một phần mềm) quản lý tất cả các khía cạnh của việc tạo nội dung kỹ thuật số.

38. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ những người thực hiện hành động mong muốn (thường là trên trang web của bạn).

39. CRM

CRM là viết tắt của Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng), dùng để chỉ một phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ với khách hàng dễ dàng và tiện ích hơn

40. CPL

Viết tắt của Cost per lead (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng) chỉ tổng chi phí marketing cần thiết để có được một lead (một khách hàng tiềm năng).

41. Demographics (Nhân khẩu học)

Nhân khẩu học là các đặc điểm liên quan đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn, chẳng hạn như về tuổi, giới tính, thu nhập và tình trạng gia đình.

42. Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số)

Marketing chỉ được thực hiện trên internet.

43. Evergreen (Nội dung thường xanh)

Nội dung luôn có giá trị với người tiếp nhận bất cứ khi nào họ đọc.

44. Friction

Bất cứ khía cạnh nào về hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm hoặc trang web của bạn gây khó hiểu (gây ra tranh cãi với khách hàng của bạn).

45. Infographic (Đồ họa thông tin)

Nội dung kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh để khiến các thông tin phức tạp trở nên dễ hiểu.

46. PPC

Viết tắt của Pay per click – quảng cáo trên internet, bạn chỉ phải trả tiền khi ai đó nhấn vào quảng cáo của bạn.

47. SEO

Search Engine Optimize (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) – tối ưu hóa trang web của bạn để thứ hạng của nó cao hơn trên trang kết quả của một công cụ tìm kiếm.

48. Sales Funnel (Phễu mua hàng)

Toàn bộ quá trình bán hàng nói chung.

49. TOFU

Top of the funnel (Đầu phễu) – dùng để chỉ giai đoạn đầu của phễu bán hàng, khi khách hàng tìm kiếm giải pháp cho một vấn đề có thể liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

50. MOFU

Middle of the funnel (Giữa phễu) – dùng để chỉ giai đoạn giữa của phễu bán hàng, khi doanh nghiệp của bạn tự định vị mình là giải pháp cho vấn đề của khách hàng.

51. BOFU

Bottom of the funnel (Cuối phễu) – dùng để chỉ giai đoạn cuối cùng của phễu bán hàng, khi khách hàng đã sẵn sàng mua.

52. User Experience (Trải nghiệm người dùng)

Toàn bộ trải nghiệm – từ mua hàng và hơn thế nữa – mà một người dùng có được với thương hiệu của bạn.

Đọc ngay:UI UX là gì? Thiết kế UI và UX có gì khác nhau? 

Các thuật ngữ trong kinh doanh bán hàng và marketing
Các thuật ngữ trong kinh doanh bán hàng và marketing

Các thuật ngữ trong kinh doanh quốc tế

53. International trade

Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, và tài chính diễn ra giữa các quốc gia khác nhau.

54. Trade deficit - Thâm hụt thương mại

Là tình trạng một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.

55. Trade surplus - Thặng dư thương mại

Là tình trạng một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.

56. Import tariffs - Thuế nhập khẩu 

 Là loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.

57. Export tariffs - Thuế xuất khẩu

 Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu.

58. Multinational corporation - Công ty đa quốc gia

Là công ty có hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau.

59. Free Trade - Tự do thương mại

Chính sách cho phép hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các quốc gia mà không có hoặc ít hạn chế và thuế quan.

60. Trade Agreement - Hiệp định thương mại

Thỏa thuận giữa các quốc gia về việc mở cửa thị trường và giảm giới hạn thương mại.

61. Multilateral Trade - thương mại địa phương

Là thuật ngữ trong kinh doanh quốc tế chỉ thương mại giữa nhiều quốc gia, thường dưới sự quản lý của tổ chức như WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới).

62. Trade Balance - cân bằng thương mại/cân cửa

Sự cân đối giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể.

Các thuật ngữ trong đầu tư và kinh doanh

Sau đây là một số thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh và đầu tư:

63. Raise Fund - Gọi vốn

Raise fund là một thuật ngữ kinh doanh tiếng Anh có nghĩa là tìm kiếm, huy động vốn. Trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư, raise fund được hiểu là hoạt động thu hút vốn từ các nhà đầu tư để tài trợ cho các dự án, hoạt động kinh doanh, hoặc mục tiêu khác.

64. Interest Rate - lãi suất

Tỷ lệ phần trăm mà một người đầu tư nhận được từ việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc từ các khoản vay.

65. Stocks - cổ phiếu

Chứng khoán thể hiện một phần sở hữu của một công ty và có thể mua bán trên thị trường chứng khoán.

66. Bonds - trái phiếu

 Chứng khoán mà người đầu tư mua và mà công ty hoặc chính phủ phải trả lãi suất theo một khoảng thời gian cố định

67. Investment Fund - quỹ đầu tư

Quỹ được tạo ra để quản lý tiền của nhiều người đầu tư và đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, và bất động sản.

68. Trading Volume - số lượng giao dịch

Số lượng cổ phiếu hoặc tài sản được mua bán trong một khoảng thời gian cụ thể.

69. Market Index - chỉ số thị trường

Chỉ số thể hiện sự biến động của thị trường tài chính, như S&P 500, Dow Jones Industrial Average.

70. Diversification - đa dạng hóa

Chiến lược đầu tư bằng cách phân chia tiền vào nhiều tài sản khác nhau để giảm rủi ro.

71. Investment Risk - rủi ro đầu tư

Sự không chắc chắn về việc có thể mất tiền hoặc không đạt được lợi nhuận mong muốn khi đầu tư.

Các thuật ngữ trong kinh doanh online

72. E-commerce

 E-commerce là thương mại điện tử, là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến. E-commerce là phương thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới.

73. Social media

Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối và tương tác với nhau. Mạng xã hội là một kênh tiếp thị quan trọng cho doanh nghiệp online, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

74. Content Marketing

Chiến lược tạo và chia sẻ nội dung giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng.

75. CTA (Call to Action)

Là một lời kêu gọi hành động, thường là một nút hoặc đoạn văn bản trên trang web để khuyến khích người dùng thực hiện hành động như đăng ký, mua hàng hoặc liên hệ.

76. Dropshipping

Mô hình kinh doanh mà bạn bán sản phẩm mà bạn không cần tồn kho, thay vào đó, đối tác hoặc nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến khách hàng thay bạn.

77. E-mail Marketing

Sử dụng email để gửi thông tin, khuyến mãi, và tin tức về sản phẩm hoặc dịch vụ tới danh sách khách hàng hoặc đối tượng tiềm năng.

Tại sao phải nắm rõ thuật ngữ trong kinh doanh?

Nắm rõ thuật ngữ trong kinh doanh là điều quan trọng đối với bất kỳ ai đang làm việc trong lĩnh vực này, cho dù là nhân viên, nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp. Các thuật ngữ kinh doanh giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các khái niệm, quy trình, và hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, chúng ta có thể giao tiếp hiệu quả hơn với các đối tác, khách hàng, và đồng nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích của việc nắm rõ thuật ngữ trong kinh doanh:

  • Tăng cường khả năng giao tiếp: Khi bạn hiểu rõ các thuật ngữ kinh doanh, bạn có thể giao tiếp hiệu quả hơn với các đối tác, khách hàng, và đồng nghiệp. Bạn có thể hiểu rõ những gì họ đang nói và truyền đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng và dễ hiểu.
  • Nâng cao kiến thức và hiểu biết về kinh doanh: Các thuật ngữ kinh doanh giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm, quy trình, và hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp: Khi bạn sử dụng các thuật ngữ kinh doanh một cách chính xác và phù hợp, bạn sẽ tạo được ấn tượng chuyên nghiệp với người khác. Điều này có thể giúp bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Cách để học các thuật ngữ trong kinh doanh

Dưới đây là một số cách để học thuật ngữ kinh doanh:

  • Đọc sách và tài liệu về kinh doanh: Đây là cách hiệu quả để học các thuật ngữ chuyên ngành kinh doanh mới. Bạn có thể tìm thấy nhiều sách và tài liệu về kinh doanh ở thư viện, nhà sách, hoặc trực tuyến.
  • Tham gia các khóa học kinh doanh: Các khóa học kinh doanh thường cung cấp cho bạn kiến thức về các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và nâng cao.
  • Theo dõi các tin tức và xu hướng kinh doanh: Điều này sẽ giúp bạn cập nhật các thuật ngữ kinh doanh mới.
  • Tham gia các diễn đàn và cộng đồng kinh doanh: Đây là cách tuyệt vời để học hỏi từ những người khác và thảo luận về các thuật ngữ kinh doanh.

Giải đáp môt số thắc mắc liên quan đến thuật ngữ kinh doanh

Penetration rate là gì?

Penetration rate là tỷ lệ thâm nhập thị trường, là thước đo mức độ sản phẩm hoặc dịch vụ đang được khách hàng sử dụng so với tổng quy mô thị trường ước tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Tỷ lệ thâm nhập thị trường được biểu thị bằng phần trăm.

Core competency là gì?

Core competency là năng lực cốt lõi, là những kỹ năng, kiến thức, và kinh nghiệm mà một doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Năng lực cốt lõi là nền tảng cho sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh.

PRM là viết tắt của từ gì?

PRM là viết tắt của "Partner Relationship Management," một lĩnh vực trong quản lý mối quan hệ với đối tác hoặc đối tác kinh doanh.

Incentivize là gì?

Incentivize là khuyến khích, là hành động tạo động lực cho ai đó làm điều gì đó. Khuyến khích có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như tăng lương, thưởng, hoặc tạo cơ hội thăng tiến.

Lời kết 

Trên đây là 77 thuật ngữ trong kinh doanh cơ bản với định nghĩa ngắn gọn mà mọi quản lý cần biết. Việc hiểu rõ từng khía cạnh, định nghĩa và áp dụng những kiến thức ấy trong kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để vận hành doanh nghiệp một cách đơn giản và dễ dàng hơn, hãy thử dùng phần mềm quản lý doanh nghiệp SlimCRM tại đây.

SlimCRM - phần mềm quản lý